100 giếng khoan thăm dò tài nguyên phải dừng hoạt động ở độ sâu 2.000m do chạm luồng khí lạ, 'kho báu' trên 110 tỷ m3 xuất hiện, thiết bị công nghệ cao được huy động
Đặc biệt, khi châm lửa, các luồng khí này gây cháy to. Vì vậy, công tác thăm dò đã phải tạm dừng để thực hiện công tác nghiên cứu, kiểm tra.
Cụ thể, tại công trường hơn 100 giếng khoan thăm dò tài nguyên ở tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc bất ngờ phát hiện luồng khí lạ. Đặc biệt, loại khí này sẽ cháy khi châm lửa đốt. Sau khi tạm dừng hoạt động để nghiên cứu, kiểm tra, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thông báo, đây chính là mỏ kho báu khí metan trong than đá có trữ lượng được xác minh trên 110 tỷ mét khối.
Việc phát hiện mỏ khí metan sâu trong than đá (CBM) nằm ở rìa phía Đông của lưu vực Ordos tại thành phố Ngọc Lâm sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây là khí đốt tự nhiên được lưu trữ trong các vỉa than. Trầm tích được phát hiện ở độ sâu trên 1.500m được gọi là CBM sâu.
Vỉa than của mỏ CBM sâu Shenfu ở độ sâu khoảng 2.000m và độ dày của một lớp là từ 6,2-23,3m, với hàm lượng khí đốt trung bình trên mỗi tấn than đạt 15m3. Theo đó, hơn 100 giếng thăm dò đã được đào trong khu vực, với sản lượng khí tối đa hàng ngày là 26.000 mét khối/giếng.
Để thăm dò kho báu CBM, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ và thiết bị tiên tiến. Cụ thể, Trung Quốc phát triển cảm biến trên không siêu nhạy điều khiển từ xa cho phép phát hiện dấu vết nhiệt cực nhỏ với độ chính xác chưa từng có trong khu vực rộng. Cùng với đó, các chuyên gia đã sử dụng công nghệ bigdata và trí tuệ nhân tạo để đồng khai thác than và khí metan trong lòng than.
Về công nghệ đồng khai thác khí, các chuyên gia đã nghiên cứu đã hình thành một hệ thống công nghệ kiểm soát khí tích hợp cho khai thác than và khí đốt. Cùng với đó, công nghệ khai thác tài nguyên Trung Quốc đã đạt được 3 bước đột phá. Thứ nhất là thành công tạo ra hệ thống tự động phân tích khu vực địa chất có nguồn tài nguyên.
Thứ hai là bước đột phá lớn trong phát triển công nghệ khám phá quanh vùng mỏ quặng. Cụ thể, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu thăm dò địa chất và khoáng sản để nhận dạng hình ảnh, từ đó dự đoán thăm dò hiệu quả và chính xác. Hệ thống trí tuệ nhân tạo này sẽ khảo sát, mô phỏng hình ảnh quặng dưới dạng 2D và 3D.
Thứ ba là cải thiện khả năng xử lý dữ liệu lớn và ứng dụng các công nghệ mới làm cho các thiết bị phân tích cầm tay trở thành một phương tiện đáng tin cậy trong thăm dò tài nguyên. Cụ thể, sử dụng định vị GPS để đánh dấu vị trí và đo lường thời gian chính xác. Từ đó có được thông tin địa lý, hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao phục vụ quá trình khai thác.
Phát hiện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tăng trưởng trữ lượng và sản xuất dầu khí phi truyền thống của Trung Quốc. Trung Quốc có nguồn tài nguyên CBM dồi dào, với những mỏ ở độ sâu trong vòng 2.000m có trữ lượng vượt mức 30 nghìn tỷ mét khối. Theo đó, mỏ CBM sâu chiếm khoảng 1/3 tổng số này.
So với CBM trung bình và nông, cơ chế tích tụ và điều kiện địa chất của CBM sâu phức tạp hơn. Khi độ sâu tăng lên, nhiệt độ hình thành, áp suất hình thành... cũng tăng lên đáng kể, khiến việc thăm dò, khai thác khó khăn, tốn kém hơn.
Việc phát hiện khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững của Trung Quốc. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của Trung Quốc luôn là vấn đề quan trọng.
Trong khi phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá, Trung Quốc luôn chú ý bảo vệ và bền vững môi trường, áp dụng các phương pháp phát triển khai thác khoa học và bền vững, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững lâu dài.
>> Phát hiện kho báu nằm sâu hơn 2.000 mét dưới lòng đất, Trung Quốc "giàu càng thêm giàu"