Bất động sản

2 động lực phát triển mới của tỉnh sắp sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam

Hải Đăng 30/09/2024 22:02

Theo Quy hoạch đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai sẽ là 2 khu vực động lực phát triển mới của tỉnh Đồng Nai.

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định dựa trên 3 vùng kinh tế - xã hội với 6 hành lang và 3 vành đai làm cơ sở liên kết không gian.

Tỉnh Đồng Nai định hướng phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh. Ảnh: Internet

Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh. Ảnh: Internet

Theo đó, đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai sẽ trở thành hai khu vực động lực phát triển mới của tỉnh.

>> Nhiều dấu hiệu lạc quan, thị trường BĐS liệu có đủ 'lực' để bứt phá trong năm 2025?

Phát triển các khu vực động lực đến năm 2030

Tỉnh Đồng Nai xác định hai khu vực làm động lực phát triển mới: Khu vực đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai.

Đối với khu vực đô thị sân bay Long Thành, tỉnh tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tuyến đường cao tốc, đường sắt quốc gia và khu vực. Đồng thời, phát triển toàn diện các dịch vụ hàng không trong phạm vi sân bay này.

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh minh họa

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh minh họa

Tại huyện Long Thành, sẽ phát triển khu đô thị phía Tây Nam của sân bay, cùng các khu công nghiệp và dịch vụ logistics phía Đông Nam, liên kết với hệ thống công nghiệp - dịch vụ hậu cần cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Chuỗi đô thị - công nghiệp - dịch vụ sẽ hình thành theo trục cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 51 và Vành đai 4 vùng TP. HCM.

Tại huyện Nhơn Trạch, kế hoạch là phát triển chuỗi đô thị - dịch vụ - công nghiệp công nghệ cao, kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải và cảng Phước An.

Tuyến dịch vụ - du lịch sẽ kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tại huyện Cẩm Mỹ, sẽ phát triển khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ Sông Nhạn tại cửa ngõ phía Đông Bắc sân bay Long Thành.

Phát triển hành lang sông Đồng Nai

Hành lang sông Đồng Nai được xác định là trục phát triển kinh tế năng động của tỉnh.

Tỉnh sẽ kế thừa và tối ưu hóa mạng lưới kênh rạch ven sông, xây dựng tuyến đường ven sông và xúc tiến xây dựng các cầu qua sông nhằm liên kết mạnh mẽ với TP.HCM và tỉnh Bình Dương.

Việc phát triển sẽ cân bằng cảnh quan xanh toàn tuyến, kết hợp mô hình phát triển dịch vụ, đô thị, và du lịch sinh thái có chọn lọc.

Giao thông đường thủy sẽ được phát triển phục vụ du lịch và dân dụng, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí trên sông.

Phối cảnh sân bay Long Thành trong tương lai. Ảnh minh họa

Phối cảnh sân bay Long Thành trong tương lai. Ảnh minh họa

Khu vực ven sông thuộc huyện Định Quán và Tân Phú sẽ phát triển khu du lịch Hồ Trị An và các cụm dịch vụ du lịch theo mô hình du lịch sinh thái, gắn với bảo vệ cảnh quan và tài nguyên nước.

Phía Tây huyện Vĩnh Cửu sẽ phát triển đô thị sinh thái, kết nối với đô thị Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), hình thành tuyến đô thị năng động hai bên sông.

Khu vực ven sông thuộc phía Bắc TP. Biên Hòa sẽ phát triển trung tâm đô thị tại Cù lao Hiệp Hòa và khu vực chuyển đổi công năng của Khu công nghiệp Biên Hòa I, tạo nên các khu đô thị hai bên sông Đồng Nai.

Khu vực ven sông Nam Biên Hòa - Bắc Long Thành sẽ phát triển các khu đô thị - dịch vụ cao cấp, kiểu mẫu, góp phần giãn dân từ trung tâm Biên Hòa và thu hút dân cư từ TP. HCM.

Khu vực ven sông thuộc huyện Nhơn Trạch sẽ phát triển các khu đô thị mới, du lịch, thương mại, dịch vụ và cảng biển.

Đồng thời, sẽ bảo tồn các khu rừng ngập mặn, tổ chức không gian mở, mảng xanh và công viên bán ngập.

Dự án Sân bay Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến khai thác vào năm 2026 với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2 triển khai từ 2028 - 2032, nâng công suất lên 50 triệu lượt khách/năm.

Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau năm 2035, đưa công suất sân bay lên 100 triệu lượt khách/năm, đưa sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.

>> Giá BĐS Hà Nội quanh nhà ga metro hưởng lợi lớn: Có nơi tăng 40% chỉ trong một năm

Hơn 800 căn hộ của FPT được mở bán tại thành phố đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu hơn 5 tỷ USD đầu tiên tại Việt Nam vận hành thương mại

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/2-dong-luc-phat-trien-moi-cua-tinh-sap-so-huu-san-bay-lon-nhat-viet-nam-d134544.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
2 động lực phát triển mới của tỉnh sắp sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH