Phiên chiều ngày 7/11/2022, VN-Index được kéo nhẹ để thu hẹp đà giảm song các nhóm cổ phiếu hồi phục chưa đồng đều và dòng tiền duy trì thận trọng.
15h00: Sắc xanh sàn nới rộng
Đóng cửa, VN-Index giảm 21,96 điểm (2,2%) xuống 975,19 điểm, HNX-Index giảm 6 điểm (2,93%) về 198,56 điểm, UPCoM-Index giảm 2,01 điểm (2,71%) còn 72,25 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 12.000 đơn vị.
Về cơ bản phiên chiều, VN-Index có rút chân nhẹ để thu hẹp đà giảm nhưng các dòng cổ phiếu hồi phục chưa đồng đều và dòng tiền duy trì thận trọng. Ngoài trừ nhóm thực phẩm đồ uống còn xanh, các nhóm khác đều giảm trong đó chỉ số nhóm chứng khoán, bán lẻ thậm chí giảm trên 6%.
Nhóm chứng khoán phiên này cũng ghi nhận tới 15 mã giảm sàn cùng hàng loạt mã giảm cận sàn. Các ông lớn đầu ngành như SSI, VND, HCM, SHS,... đều bị kéo về đáy phiên.
Trên HOSE, số mã nằm sàn còn nới rộng lên 138 cổ phiếu, rổ VN30 có tới 8 mã đóng cửa trong sắc xanh lơ là GVR, HDB, NVL, SSI, MWG, PDR, TCB và KDH.
14h00: Rung lắc vùng 975 - 980 điểm
Thị trường rung lắc quanh mốc 975 điểm sau giờ nghỉ trước khi thu hẹp đà giảm còn 17 điểm lúc 14h. VN-Index giảm về 980 điểm trước sức ép lớn từ nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, thép,...
Nhiều cổ phiếu chứng khoán giảm sàn như APS, FTS, VCI, BSI, APG, CTS trong khi các mã khác cùng ngành là VND, HCM, VIX, HBS, SHS, VIG, SBS giảm cận sàn.
nhóm thép cũng diễn biến tiêu cực với việc HSG, NKG, KVC, MEL giảm sàn trong khi TVN, POM, SMC giảm trên 5%. Cổ phiếu HPG giảm hơn 4% về mức 14.050 đồng thị giá.
11h30: KDH nhập hội giảm sàn rổ VN30
Xu hướng giảm giá tiếp tục kéo dài về cuối phiên sáng. Sắc đỏ áp đảo hoàn toàn trên bảng điện với số mã giảm gấp hơn 4,5 lần số mã tăng.
Tương tự, ở nhóm VN30, chỉ có 7 cổ phiếu duy trì được sắc xanh đến cuối phiên là VNM, PLX, ACB, GAS, SAB, POW và VPB trong khi các cổ phiếu còn lại đồng loạt giao dịch dưới tham chiếu; riêng NVL, PDR và KDH chưa thể thoát khỏi sắc xanh sàn.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 22,92 điểm (2,3%) về 974,23 điểm, HNX-Index giảm 4,77 điểm (2,33%) còn 199,79 điểm UPCoM-Index giảm 1,29 điểm (1,74%) xuống 72,97 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt giá trị 5.554 tỷ đồng trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE tiếp tục duy trì ở mức thấp với gần 3.700 tỷ đồng - giảm hơn 40% so với phiên trước đó.
10h30: Cổ phiếu bất động sản giảm sàn đồng loạt
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực hơn đến giữa phiên sáng với sắc đỏ lan rộng. VN-Index lao dốc với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Toàn thị trường ghi nhận hơn 60 mã giảm sàn trong đó chiếm chủ yếu vẫn là các đại diện đến từ nhóm xây dựng, bất động sản như CTD, HQC, ITC, KBC, LDG, DIG, DRH, DXS, KHG, NHA, NLG, PDR, SCR, VGC,...
Tại nhóm vốn hóa lớn, 3 bluechip đến từ nhóm địa ốc gồm KDH, NVL, PDR cũng giảm sàn trắng bên mua. Áp lực bán còn tìm đến SSI, MWG, TPB, MBB, VIB,... Trong khi đó, VNM, ACB, SAB và GAS đang nỗ lực gồng đỡ chỉ số.
VN-Index giảm 16,29 điểm (1,63%) về 980,86 điểm, HNX-Index giảm 3,81 điểm (1,86%) còn 200,75 điểm, UPCoM-Index giảm 0,83 điểm (1,11%) xuống 73,44 điểm.
Đầu phiên: Sắc đỏ áp đảo trên cả 3 sàn
VN-Index khởi đầu phiên trong sắc đỏ với sự tiêu cực đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản khiến chỉ số giảm về dưới mốc 990 điểm.
VN30-Index giảm hơn 5 điểm ngay sau phiên ATO. Bên bán chiếm ưu thế hơn trong rổ với 16 mã giảm, 12 mã tăng và 2 mã đứng giá trong đó ACB, VPB, GVR và PLX là những cổ phiếu giao dịch tích cực nhất rổ. Ngược lại, bộ đôi PDR và NVL là những mã giảm mạnh nhất.
Ngành bất động sản đang giao dịch ảm đạm với sự giảm mạnh đến từ các mã NVL, PDR, DIG hay KBC. Nhiều cổ phiếu khác cũng lao dốc như KDH (-3,96%), DCG (-3,95%), NLG (-3,46%)…
Trong khi đó, ngành khai khoáng lại đang là một trong những ngành tăng mạnh nhất thị trường. Nhiều cổ phiếu khai thác quặng kim loại có đà bật tăng tốt như DHM hay KSQ cùng tăng hết biên độ. Hai ông lớn là PVS và PVD cùng tăng tốt lần lượt ở mức 3,29% và 1,18%...
Trước đó, tuần giao dịch từ 31/10 – 4/11/2022 khép lại với mức giảm hơn 30 điểm của VN-Index vào đẩy chỉ ố đại diện sàn chứng khoán Việt Nam về ngưỡng dưới 1.000 điểm - còn 997,15 điểm - tương ứng giảm 2,94% so với đóng cửa tuần trước. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 7,3% so với tuần trước còn 52.992 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 9,17 điểm (-4,29%) xuống mức 204,56 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 25,9% còn 3.683 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "gánh" thị trường, nhóm thép, bất động sản - xây dựng, hóa chất kéo chìm VN-Index.
Khối ngoại bán ròng tuần thứ 2 liên tiếp tổng giá trị gần 4.100 tỷ. Trong tuần, cổ phiếu HPG chịu áp lực bán mạnh của với giá trị 1.138 tỷ đồng; KBC bị rút 292 tỷ đồng. Xem chi tiết
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, VN-Index đã có phản ứng hồi phục tại vùng hỗ trợ quanh 988 điểm song nỗ lực hồi phục còn khá khiêm tốn khi chỉ số chưa thể vượt lên trở lại ngưỡng 1.000 điểm. Diễn biến này cho thấy, thị trường nhiều khả năng sẽ còn chịu áp lực điều chỉnh trong tuần 7 - 11/11.
"Chỉ số vẫn nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn nên rủi ro thị trường quay lại kiểm tra đáy thậm chí phá đáy vẫn có nguy cơ xảy ra.
Mặc dù vậy, chúng tôi hiện không đánh giá cao kịch bản này do vùng 930 - 1.000 điểm đang là vùng định giá hấp dẫn đủ sức kích hoạt dòng tiền đầu tư trung dài hạn", BVSC nhận định.
VN-Index rơi 14 điểm, một cổ phiếu ngân hàng thủng đáy 4 năm
VN-Index ‘bẻ lái’ cuối phiên, một cổ phiếu ngân hàng trượt thẳng về đáy 3 năm