Chứng khoán

CTCK dự báo VN-Index tăng mạnh lên 1.660 điểm trong năm 2025

Quốc Trung 04/07/2025 14:27

Dòng tiền ngoại trở lại TTCK mạnh mẽ từ tháng 5, đặc biệt trong tháng 7 khi hơn 3.000 tỷ đồng đã được giải ngân. Tín hiệu “kiệt cung” đang dần lộ diện mở ra kỳ vọng mới cho VN-Index.

3.000 tỷ đồng tiền ngoại vào TTCK từ đầu tháng 7, VN-Index được dự báo đạt 1.660 điểm
Ảnh minh họa

TTCK được kỳ vọng lập đỉnh lịch sử trong năm 2025

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực. Đầu phiên 4/7, VN-Index tăng nhẹ và vững vàng trên mốc 1.385 điểm – tương đương mức tăng gần 300 điểm (+26,5%) so với đáy ngắn hạn ngày 9/4. Đà tăng này diễn ra trong bối cảnh dòng tiền kéo mạnh nhóm trụ VN30 trước khi xoay vòng sang các nhóm chứng khoán, dầu khí, bán lẻ, khoáng sản và xuất khẩu.

Trong một tuần trở lại đây, chỉ số có dấu hiệu chững lại khi các cổ phiếu trụ, đặc biệt khi nhóm Vin, chịu áp lực chốt lời. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn giữ cái nhìn lạc quan về triển vọng nửa cuối năm 2025, với kỳ vọng tăng trưởng từ loạt yếu tố hỗ trợ như nâng hạng thị trường, nới lỏng chính sách và sự trở lại của dòng tiền ngoại.

Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo VN-Index có thể tiến đến vùng 1.555 điểm trong kịch bản cơ sở. Động lực đến từ định giá thị trường vẫn ở mức hợp lý và tăng trưởng lợi nhuận duy trì tích cực – với EPS toàn thị trường được ước tính tăng khoảng 12%. Mức P/E kỳ vọng vào khoảng 14,6 lần.

>> Mỹ phát tín hiệu cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho hàng Việt, nhà đầu tư nên hành động thế nào?

Trong kịch bản tích cực hơn, nếu các yếu tố vĩ mô và chính sách thuận lợi – bao gồm việc nâng hạng thị trường – chỉ số có thể bứt phá lên vùng 1.660 điểm. VCBS sử dụng mặt bằng P/E trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (dao động 13,9–15,3 lần) làm tham chiếu để đánh giá định giá của thị trường Việt Nam đang ở vùng trung tính.

Song song với đó, thanh khoản thị trường cũng được kỳ vọng bứt phá mạnh. Nếu VN-Index tiệm cận vùng 1.555 điểm, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên có thể lên đến 26.000 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại quay lại mạnh mẽ, trạng thái “kiệt cung” đang hình thành?

Tính đến đầu phiên sáng 4/7, khối ngoại đã có 3 phiên mua ròng liên tiếp, tổng cộng gần 3.400 tỷ đồng – trong đó riêng phiên gần nhất, nhóm này mua ròng hơn 2.268 tỷ đồng, tập trung vào cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. Đây được xem là tín hiệu tích cực khi nhà đầu tư ngoại trở lại sau giai đoạn dài bán ròng.

Từ tháng 5 đến nay, lực bán của khối ngoại đã giảm rõ rệt. Trong tháng 5, nhóm này mua ròng 1.330 tỷ đồng – chấm dứt chuỗi bán ròng kéo dài suốt 1,5 năm. Sang tháng 6, áp lực bán quay lại nhưng chỉ còn 520 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức rút ròng kỷ lục 14.500 tỷ đồng của tháng 4. Bước sang tháng 7, hơn 3.000 tỷ đồng đã được bơm trở lại thị trường, báo hiệu trạng thái “kiệt cung” đang hình thành ở nhiều cổ phiếu dẫn dắt.

VCBS nhận định việc FTSE có thể nâng hạng Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi trong quý III sẽ là cú hích lớn với dòng vốn quốc tế. Ước tính thị trường có thể thu hút từ 1,3–1,5 tỷ USD vốn ròng, trong đó riêng ETF mô phỏng chỉ số FTSE Emerging Markets đã có thể phân bổ khoảng 950 triệu USD vào Việt Nam, do tỷ trọng danh mục đạt gần 1%.

Ngoài lực đỡ từ dòng tiền ngoại, thị trường còn đón nhận lực cầu mới từ làn sóng chuyển sàn của các doanh nghiệp lớn như MCH, VAB, BVB... VCBS ước tính các thương vụ này có thể đóng góp thêm 1.000–3.000 tỷ đồng vào giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong nửa cuối năm.

Chiến lược đầu tư: Ưu tiên cổ phiếu lớn, chọn lọc ngành có động lực tăng trưởng

VCBS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn – đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đầu ngành có khả năng hưởng lợi từ cải cách chính sách. Cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ hấp dẫn trở lại nếu lợi nhuận cải thiện và dòng tiền lan tỏa mạnh hơn.

Xét theo nhóm ngành:

- Ngân hàng, bất động sản: Hưởng lợi từ lãi suất thấp, nhu cầu nhà ở ổn định và gỡ vướng pháp lý.

- Chứng khoán: Kỳ vọng khởi sắc toàn diện ở cả môi giới, margin, ngân hàng đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động IPO có dấu hiệu phục hồi.

- Tiêu dùng – thực phẩm: Hồi phục cùng với sức mua, nhóm chăn nuôi hưởng lợi từ giá heo hơi cao.

- Điện – năng lượng: Sản lượng dự báo tăng 6% so với cùng kỳ; thêm động lực từ Quy hoạch Điện VIII và xác suất 40% La Nina quay lại.

>> Lộ diện CTCK tỷ USD nắm giữ loạt cổ phiếu 'hot' vừa giúp VN-Index tăng 290 điểm

Nhận định chứng khoán 4/7: Thị trường có thể đi ngang chờ tin thuế

VN-Index tăng gần 300 điểm, dòng tiền chảy mạnh vào CTCK đang rót 7.100 tỷ tự doanh cổ phiếu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ctck-du-bao-vn-index-tang-manh-len-1660-diem-trong-nam-2025-295265.html&link=autochanger
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    CTCK dự báo VN-Index tăng mạnh lên 1.660 điểm trong năm 2025
    POWERED BY ONECMS & INTECH