Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33,2 tỷ USD, giảm 4% so với tháng 3 nhưng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.
Khu vực kinh tế trong nước đạt 31,7 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô) đạt 90,5 tỷ USD, tăng 15%, chiếm 74%.
Trong 4 tháng đầu năm, có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 32,1 tỷ USD, giảm nhẹ so với tháng 3 nhưng tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,8 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.
Khu vực kinh tế trong nước đạt 40,9 tỷ USD, tăng 14%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,8 tỷ USD, tăng 16%.
Trong 4 tháng đầu năm, có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Như vậy, cán cân thương mại tháng 4 xuất siêu hơn 1 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,5 tỷ USD.
Về thị trường, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD.
4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 18 tỷ USD, tăng 2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD, tăng 58%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 15%; nhập siêu từ Nhật Bản 790 triệu USD, tăng 58%.
Kỳ vọng vận tải đường sắt thay thế đường biển trong xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu
10 quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng đầu là một đại diện châu Á