Quốc tế

6 doanh nhân gốc Việt từ tay trắng thành tỷ phú "làm mưa làm gió" trên đất Mỹ

Phương Nhi 13/10/2023 07:17

Đây là những gương mặt "làm mưa làm gió" trên đất Mỹ vì sự giàu có, giỏi giang cùng những thương vụ làm ăn đình đám.

Chính Chu - Cái tên khiến cả phố Wall phải “kiêng dè”

Tỷ phú gốc Việt Chính Chu - “Người đàn ông đáng gờm” của phố Wall - LUXUO.VN

Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, cha mẹ ông cùng 6 người con di cư sang đất Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, Chính Chu vừa bán sách lẻ và giao đến tận nhà để kiếm tiền.

Dù là cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo nhưng vị tỷ phú này từng 15 lần bị các công ty từ chối tuyển dụng. Cơ hội chỉ đến khi ông tham gia lĩnh vực tài chính, đầu quân cho Tập đoàn tài chính Blackstone vào năm 1990.

Dưới thời của ông, Blackstone đã thâu tóm thành công nhiều thương vụ đình đám như Ondeo Nalco trị giá 4,2 tỷ USD, tập đoàn hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD hay một trong chuỗi khách sạn xa hoa nhất thế giới Hilton với giá 26 tỷ USD,...

Chính Chu đã sở hữu tài sản ròng ước tính khoảng 1,2 tỷ USD nhờ tư cách là Giám đốc điều hành cấp cao và đồng Chủ tịch của Nhóm cổ phần tư nhân tại Blackstone.

Ông từng còn khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành "đạo diễn" cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.

Tỷ phú gốc Việt còn nổi danh khắp đất Mỹ khi chi hơn 34 triệu USD để mua trọn tầng 89 tại tòa tháp “chọc trời” Trump World Tower chỉ để thu hút sự chú ý của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngoài công việc kinh doanh, Chính Chu còn là một nhà từ thiện và điều hành quỹ riêng có tên: Vietnam Relief Effort, một tổ chức phi lợi nhuận tài trợ cho các hoạt động xây trường, chăm sóc sức khỏe cho những người thương binh và đào tạo y bác sĩ ở Việt Nam.

Bill Nguyễn - Người “đứng trên vai gã khổng lồ”

Bill Nguyễn và những thương vụ gây chấn động nước Mỹ

Bill Nguyễn sinh năm 1971 tại Mỹ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi 16 tuổi, Bill Nguyễn từng phải làm công việc phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để có tiền học và phụ giúp gia đình.

Sự nghiệp Bill Nguyễn bắt đầu kể từ khi gia nhập Forefront – một công ty phần mềm. Được biết, dù còn khá non trẻ nhưng công ty này đã IPO thành công và nhanh chóng đạt mức giá trị 150 triệu USD.

Anh trở thành cái tên lừng lẫy trong giới công nghệ sau thương vụ bán lại công ty mình thành lập cho công ty Phone.com. Nhiều nguồn tin cho biết anh chỉ mất 60 triệu để vận hành công ty trước đó nhưng đã thu về tổng cộng 850 triệu USD.

Sau đó, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên, giám đốc và là thành viên của hội đồng quản trị công ty phần mềm Seven Networks.

Nổi bật nhất trong sự nghiệp của Bill Nguyễn phải kể đến thương vụ làm ăn với Apple. Vào năm 2009, anh quyết định chào giá công ty có tên là Lala, dịch vụ kết nối âm và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, Lala.com lọt vào mắt xanh của Apple, Steve Jobs đã chi 80 triệu USD để sở hữu công ty này.

Tới nay, tổng cộng Bill Nguyễn đã thành lập được 8 công ty và sau đó bán chúng với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Anh từng được Fobes bình chọn là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ.

Chia sẻ về bí kíp thành công, doanh nhân Bill Nguyễn chỉ nói ngắn gọn: “Mỗi khi bạn bắt tay vào một vụ làm ăn mới, không nhất thiết bạn phải phát minh lại thế giới”. Nói cách khác, vị tỷ phú này biết cách “đứng trên vai người khổng lồ” để tiến xa hơn.

Charlie Tôn Quý - “Cậu bé Việt ở đợ” hóa “ông vua ngành nail”

Charlie Tôn Quý Net Worth Là Ai? Tỷ Phú Người Việt Giàu Nhất Nước Mỹ

Charlie Tôn Quý (tên Việt Nam là Tôn Thất Khương Quý) sinh năm 1970, người gốc Quy Nhơn, Bình Định. Tôn Quý là con trai thứ 2 trong một gia đình có 4 anh em trai. Năm 1986, sau khi học xong lớp 8 tại Việt Nam, Tôn Quý một mình đến bang Louisiana (Mỹ) khi mới 15 tuổi.

Việc một mình sang nước ngoài với hai bàn tay trắng nên cuộc sống của Charlie Tôn Quý vô cùng vất vả, phải làm thuê đủ thứ việc để sống qua ngày, từ nhặt đầu tôm thuê ở chợ, lau chùi ở tiệm Billiard, ngủ dưới bàn billiard, ở nhờ nhà bạn, sau này đi quét dọn nhà cửa và dạy học cho con chủ nhà…

Ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nail đến vào năm 1997 khi Tôn Quý đang đi mua sắm trong một siêu thị Walmart. Ông thấy rằng trong siêu thị này có 2 salon tóc mà chưa hề có salon nail. Dựa trên quan sát đó, Tôn Quý đã nảy ra ý tưởng về salon nail có tên Regal Nail.

Từ 2 cửa tiệm ban đầu, số lượng cửa tiệm Regal Nails tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, ước tính khoảng 100 cửa hàng mỗi năm. Tổng số cửa hàng nhượng quyền của ông đã lên tới con số gần 1.200 tiệm trải dài trên khắp đất Mỹ.

Charlie Tôn Quý nói rằng, trong nhiều thập kỷ, Regal Nails vẫn luôn đạt mức doanh thu cao ngất ngưởng. Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chính. Nhưng nếu tính riêng thì mỗi tiệm nail của ông có doanh thu trung bình khoảng 34.000 USD/tháng (theo tạp chí Nails). Theo đó, Regal Nails của ông Quý sẽ có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu USD.

Trung Dung - Ví dụ điển hình cho những "Giấc mơ Mỹ"

Tỷ phú Trung Dũng:

Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay và vốn tiếng Anh ít ỏi. Trung Dung tiếp tục vừa học vừa làm đủ mọi công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính và thậm chí lau dọn tại bệnh viện để nuôi sống bản thân và gia đình.

Được biết, trước khi thành lập nên công ty của riêng mình, Trung Dung là kỹ sư tại Công ty phần mềm thương mại điện tử Open Market.

Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Điều đáng nói là thời điểm đó, rất nhiều công ty công nghệ Mỹ như America Online và Amazon.com tập trung giải quyết vấn đề của những khách hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, doanh nhân gốc Việt lại nhắm tới những khách hàng là doanh nghiệp.

Năm 1998, doanh thu của công ty đã vượt quá con số 10 triệu USD và nhận khoản đầu tư lên tới 35 triệu USD. Một năm sau đó, OnDisplay trở thành một trong 10 công ty IPO thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm 2000, Trung Dung đã khiến cho nước Mỹ e dè và nể phục khi chuyển nhượng công ty OnDisplay cho hãng Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.

Ông cho biết: "Khi còn nhỏ, tôi không nhìn thấy bất cứ cơ hội nào, cuộc sống của tôi dường như không hề có tương lai". Tuy nhiên tới nay câu chuyện thành công của vị doanh nhân gốc Việt đã trở thành đề tài nóng hổi, thu hút độc giả trên khắp các trang báo Mỹ.

Triệu Như Phát - từ “chân bảo vệ” đến tỷ phú bất động sản đình đám

Chân dung đại gia bất động sản Triệu Như Phát trên đất Mỹ

Doanh nhân Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát) - người sáng lập ra Trung tâm thương mại Asian Garden Mall là ông chủ của Tập đoàn bất động sản Bridgecreek với tài sản lên tới 500 triệu Đô.

Tuy nhiên ít ai biết được, thời điểm sang Mỹ, ông và vợ chỉ có vỏn vẹn đúng 50 xu. Không nhà, không tiền, ông đã phải bán luôn chiếc áo khoác đang mặc trên người để lấy tiền mua thức ăn. Thời gian sau đó, với niềm yêu thích với lĩnh vực bất động sản, ông Phát đã xin nghỉ công việc bảo vệ đêm và khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình.

Năm 1978, ba năm sau khi đặt chân đến Mỹ, ông mở một cơ sở kinh doanh riêng của mình: công ty Bridgecreek - chuyên phục vụ về đầu tư và phát triển địa ốc. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Sau gần 30 năm, Công ty Bridgecreek phát triển rất mạnh và trở thành Bridgecreek Group Inc. chuyên đầu tư bất động sản ở nhiều nơi với số vốn lên đến khoảng hơn 500 triệu USD, có văn phòng toạ lạc tại Little Saigon. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Vineyard Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

Jenny Tạ - “Nàng lọ lem” phố Wall

Khối tài sản siêu khủng của nữ đại gia gốc Việt được mệnh danh là nàng lọ lem phố Wall

Jenny Tạ sinh năm 1972, bà rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, ngay khi tốt nghiệp trung học, bà đã vạch rõ con đường tương lai của mình đó là phải trở thành một doanh nhân.

Năm 25 tuổi, Vantage Investments được thành lập nhưng nhanh chóng thua lỗ, bà phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, bà đã có thể xoay xở và trả đủ cả gốc lẫn lãi cho mẹ.

Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. Năm 2004, bà tiếp tục thành lập và trở thành CEO của công ty chứng khoán Titan với nhiều dịch vụ như: tư vấn đầu tư chứng khoán, mua bán sáp nhập (M&A) và tăng vốn.

Chỉ sau nửa năm hoạt động, một nhóm các nhà đầu tư tại trung tâm tài chính đã mua lại công ty với mức giá “không thể từ chối”.

Gần 20 năm lăn lộn trong ngành tài chính, giờ đây Jenny Tạ được biết đến là người phụ nữ Mỹ gốc Việt thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại thành phố Wall và có khối tài sản lên tới 250 triệu USD.

Không dừng lại ở đó, rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ đã có một bước chuyển mình vô cùng ngoạn mục sang mảng truyền thông xã hội thông qua việc thành lập công ty Sqeeqee.com vào năm 2013. Ngay khi ra mắt không lâu, giá trị của Sqeeqee được ước tính lên tới cả tỷ USD.

Tỷ phú bất động sản Hồng Kông dạy con bài học đắt giá về việc kết giao với người khác: Chọn đúng người là kho báu để "đầu tư" lâu dài

Chọn trúng cổ phiếu tăng giá 4.000.000%, cụ ông trở thành tỷ phú và lọt top giàu nhất nước Mỹ

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/6-doanh-nhan-goc-viet-tu-tay-trang-thanh-ty-phu-lam-mua-lam-gio-tren-dat-my-205461.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
6 doanh nhân gốc Việt từ tay trắng thành tỷ phú "làm mưa làm gió" trên đất Mỹ
POWERED BY ONECMS & INTECH