Có vẻ sẽ phải mất một thời gian nữa để hoàn toàn trở lại trạng thái trước dịch bệnh.
Kể từ sau khi công bố kiểm soát được dịch bệnh và trở lại các hoạt động thường ngày, thị trường vẫn có nhiều biến động. Ngoài sự phục hồi nhanh của ngành du lịch với những số liệu đáng khích lệ như năm 2023 Việt Nam đón gần 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 4 tháng đầu năm 2024 đón 6 triệu lượt thì một số thị trường tiêu dùng từ trung đến cao cấp như ô tô, bất động sản và đồ gia dụng đều chưa có tình trạng tiêu dùng bùng nổ. Có vẻ sẽ phải mất một thời gian nữa để hoàn toàn trở lại trạng thái trước dịch bệnh.
Về tình hình kinh tế - xã hội, hiện nay, một số chuyên gia cho rằng trong những tháng đầu năm không có nhiều biến đổi nên có thể 6 tháng cuối năm sẽ xuất hiện nhiều xu hướng lớn: Tình hình việc làm vẫn thiếu nghiêm trọng; Việc kinh doanh khó khăn hơn; Bất động sản vẫn cần điều chỉnh; Xã hội già hóa gia tăng.
Tình hình việc làm vẫn còn ảm đạm
Trong hai năm qua, tình hình việc làm vô cùng nghiêm trọng. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế. Thế nhưng thị trường lao động vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc.
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, năm 2023, lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động tính từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, số lao động có việc làm đạt 51,3 triệu người.
Trong tháng 4/2024, số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 12.430 người. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài là 48.363 lao động. Đây là giải pháp giúp giải quyết tình trạng thiếu việc làm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã dự báo tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2024 sẽ tăng thêm 2 triệu người. Tình trạng mất cân bằng trên thị trường lao động vẫn tiếp diễn do nhiều lĩnh vực thiết yếu vẫn khó khăn trong việc thu hút nhân lực. Nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm mà chỉ có thể làm nhân viên giao đồ ăn, chuyển phát nhanh... Xu hướng khó tìm việc làm này sẽ còn tiếp tục.
Tình hình kinh doanh khó khăn
Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân cho biết, sau khi dịch bệnh xảy ra, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Bởi vì sau dịch bệnh, nhiều người bị mất việc làm, không có thu nhập. Sẽ phải mất một thời gian nữa mới có thể khôi phục hoàn toàn niềm tiền của người tiêu dùng nên nhu cầu tiêu dùng hiện nay của người dân bị thu hẹp.
Trong thời gian dịch bệnh, nhiều bạn trẻ đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến. Vì vậy, mua sắm trực tuyến có tác động tương đối lớn đến các cửa hàng bán hàng trực tiếp.
Thêm vào đó, ngoại trừ các ngành độc quyền, vốn tư nhân đổ dồn vào một số ngành truyền thống khiến các ngành này dư thừa năng lực và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
Tiền thuê nhà, nhân công và các chi phí khác tăng lên ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Bất động sản tiếp tục điều chỉnh
Hiện nay, thị trường bất động sản đang là vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng hàng chục quý liên tiếp. Chỉ số giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tại thời điểm quý 1/2024 đã tăng 48% so với quý 1/2019 và tăng 8% so với quý cuối năm 2023. Đây được đánh là giá mà mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Chính vì thế, giá chung cư tại Hà Nội tăng đột biến, luôn ở trong tình trạng tăng không ngừng. Tính đến đầu năm 2025, dân số Hà Nội dự kiến đạt 9 triệu người. Thế nhưng số lượng căn hộ mở bán mới lại liên tục giảm. Trong quý 1/2024, thị trường Hà Nội chỉ ghi nhận khoảng 3.000 căn hộ mở bán mới.
Ở TPHCM, giá chung cư cao cấp (giá từ 55 triệu đồng/m2 trở lên) tăng 5%, phân khúc trung cấp (từ 35-55 triệu đồng/m2) tăng 2% so với quý trước. Giá chung cư trung bình đang rơi vào mức từ 48 triệu đồng/m2.
Vì vậy, trong thời gian tới, bất động sản vẫn còn nhiều biến động vì tình trạng nguồn cung ách tắc. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia thị trường bất động sản, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực ngoại ô tới trung tâm thành phố để tăng nguồn cung khu vực ngoại ô, vùng ven.
Xã hội già hóa gia tăng
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Năm 2019, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số. Dự đoán đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%.
Đáng nói, đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già” bởi giảm mạnh tỷ lệ sinh.
Bất động sản Thủ đô xứng danh với câu ‘tấc đất tấc vàng’, nhà trong ngõ lên đến vài trăm triệu/m2
Giá thép hôm nay 18/5: tăng nhờ nỗ lực kích thích bất động sản Trung Quốc