Ấn Độ cho phép xuất khẩu gần 400.000 tấn gạo tấm mắc kẹt tại cảng

17-10-2022 17:03|Bảo Trung

Cụ thể, khoảng 397.267 tấn gạo được hỗ trợ bằng tín dụng thư (LC) phát hành trước ngày 8/9 sẽ được xuất đi.

Theo Reuters, Chính phủ Ấn Độ sẽ cho phép doanh nghiệp xuất khẩu hơn 397.000 tấn gạo tấm đang bị mắc kẹt tại các cảng với điều kiện hợp đồng được đảm bảo bằng tín dụng thư phát hành trước ngày 8/9/2022.

Ấn Độ sẽ cho phép xuất khẩu một lượng gạo tấm đang bị mắc kẹt tại các cảng. Cụ thể, trong một thông báo công bố hồi tuần trước, khoảng 397.267 tấn gạo được hỗ trợ bằng tín dụng thư (LC) phát hành trước ngày 8/9 sẽ được xuất đi.

Ông BV Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho rằng động thái nhượng bộ của New Delhi sẽ giúp các thương nhân vì gần 1 triệu tấn gạo đang bị kẹt tại cảng và người mua yêu cầu gửi hàng đi nhanh chóng.

Ông nói thêm rằng đối với nhiều quốc gia châu Phi có thu nhập thấp, mua hàng từ các nhà cung cấp khác đồng nghĩa với việc họ phải trả một mức "giá rất cao".

“Gạo tấm của Ấn Độ rẻ hơn ít nhất 30% so với các loại gạo có xuất xứ khác", ông BV Krishna Rao nói.

Trước đó, vào ngày 8/9, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm vì nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang cố gắng tăng nguồn cung và làm dịu giá trong nước sau khi lượng mưa gió mùa dưới mức trung bình cản trở hoạt động nông nghiệp.

Ấn Độ hiện chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar trên thị trường thế giới.

Trung Quốc là nước mua gạo tấm lớn nhất của Ấn Độ, loại gạo mà nước này dùng làm thức ăn gia súc. Năm 2021, Trung Quốc nhập khoảng 1,1 triệu tấn từ Ấn Độ. Trong khi đó, các nước châu Phi như Senegal và Djibouti mua gạo tấm làm thức ăn cho người.

Ấn Độ khẳng định chưa thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và lúa mỳ

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo bị kẹt lại tại các cảng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cả nước chỉ còn khoảng 8 triệu tấn gạo cho xuất khẩu

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ấn Độ cho phép xuất khẩu gần 400.000 tấn gạo tấm mắc kẹt tại cảng
    POWERED BY ONECMS & INTECH