Hàng hóa - Tiêu dùng

Ăn nhầm hạt này có thể mất mạng, nhưng lại là 'vàng đen' trong ngành dược và mỹ phẩm

Hạ Vân 15/07/2025 22:05

Toàn thân chứa độc, nhưng loài cây này lại là "kho báu" khi từ lá, rễ đến hạt đều có thể tận dụng để phục vụ đời sống con người.

Từ khi còn nhỏ, chúng ta thường được nhắc nhở không nên tùy tiện ăn trái cây hay hạt dại trong rừng, bởi không ít loài thực vật chứa chất cực độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cây thầu dầu chính là một trong những ví dụ điển hình nhất.

Ăn nhầm hạt này có thể mất mạng, nhưng lại là 'vàng đen' trong ngành dược và mỹ phẩm
Cây thầu dầu phân bố rộng khắp ở Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

>>Trái dại 'ngọt như rót mật' xưa chín rụng đầy gốc không ai ngó, nay thành đặc sản hiếm, giá cao vẫn hút khách

Loài cây này có thể được tìm thấy ở khắp nơi như bờ đê, bãi đất hoang, ven sông và thậm chí được trồng làm cảnh tại các công viên. Cây thầu dầu phân bố rộng khắp ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố, trong đó hạt là nguy hiểm nhất. Hạt thầu dầu chứa ricin, một chất cực độc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu ăn phải.

Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài nguy hiểm đó, thầu dầu lại là một loài cây mang giá trị kinh tế và y học cao. Hạt của cây có thể ép lạnh để tạo ra dầu thầu dầu (castor oil), một loại dầu nổi tiếng với nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị khô mắt, đục thủy tinh thể, chống viêm, ngăn ngừa mụn, làm mờ sẹo, trị bệnh vẩy nến, táo bón và dưỡng tóc.

Ăn nhầm hạt này có thể mất mạng, nhưng lại là 'vàng đen' trong ngành dược và mỹ phẩm
Thầu dầu là một loài cây mang giá trị kinh tế và y học cao. (Ảnh minh hoạ)

Không chỉ dừng lại ở hạt, lá và rễ cây thầu dầu cũng được sử dụng làm dược liệu. Ở Trung Quốc, lá cây thường được dùng để giảm sưng, giải độc, giảm ngứa. Một mẹo dân gian là đun sôi lá thầu dầu để lau vùng da bị muỗi đốt, giúp giảm ngứa và sưng tấy. Nước lá này cũng có thể dùng làm dung dịch phun để xua đuổi, tiêu diệt muỗi. Trong khi đó, rễ thầu dầu có vị cay, tính bình, giúp hoạt huyết, giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, cây thầu dầu còn mang lại nhiều lợi ích khác như cải tạo đất, làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học góp phần giảm thiểu tác động môi trường và mang lại giá trị kinh tế bền vững. Tại Trung Quốc, hạt thầu dầu sau khi sơ chế có giá khoảng 20 – 30 NDT/kg (tương đương 71.000 – 106.000 đồng).

Ăn nhầm hạt này có thể mất mạng, nhưng lại là 'vàng đen' trong ngành dược và mỹ phẩm
Dầu thầu dầu.

Ở Việt Nam, hạt khô có thể bán với giá từ 190.000 – 300.000 đồng/kg tùy nơi, trong khi dầu thầu dầu nguyên chất có giá dao động từ 70.000 – 200.000 đồng cho lọ 100ml, tùy thuộc vào nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Từ một loài cây tiềm ẩn nguy hiểm, thầu dầu đang dần trở thành một “mỏ vàng” sinh học trong y học, làm đẹp và cả ngành công nghiệp xanh.

>>Việt Nam sở hữu loại quả hiếm đắt đỏ thứ 3 thế giới: Trồng 3 năm mới thu hoạch, nửa đầu năm đã thu về hơn 15 triệu USD

Chỉ vài nghìn một mớ, bán đầy chợ, loại rau nhơn nhớt này lại chứa hàng loạt công dụng đáng kinh ngạc

Loại hạt rụng đầy gốc nhưng không ai màng tại Việt Nam hóa ra là đặc sản đắt đỏ bậc nhất thế giới, hàng nhập khẩu giá hơn 1 triệu đồng/kg

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/an-nham-hat-nay-co-the-mat-mang-nhung-lai-la-vang-den-trong-nganh-duoc-va-my-pham-296327.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ăn nhầm hạt này có thể mất mạng, nhưng lại là 'vàng đen' trong ngành dược và mỹ phẩm
    POWERED BY ONECMS & INTECH