Dù chưa thể khẳng định hệ thống giao dịch có thể quá tải sau khi áp dụng trở lại giao dịch lô lẻ song nguy cơ nghẽn lệnh là hoàn toàn có thể tái diễn trong bối cảnh nhà đầu tư cũ đẩy hàng tồn và nhà đầu tư mới (nhỏ lẻ) nhập cuộc.
Tái áp dụng giao dịch lô lẻ sau 21 tháng
Như chúng tôi đã thông tin, mới đây ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã báo cáo Uỷ ban Chứng khoán về việc chốt thời hạn ngày 12/9/2022 để thực hiện giao dịch lô lẻ (lô 10) sau khoảng 4 tháng thử nghiệm và "delay".
Trước đó hồi tháng 5/2022, ông Sơn cũng từng chia sẻ về việc có thể giao dịch lô cổ phiếu lẻ từ đầu tháng 6.
HOSE cũng từng dự kiến áp dụng thay đổi giao dịch lô lẻ trong tháng 7/2022 nhưng đã không thể kịp tiến hành.
Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Được biết, tình trạng nghẽn lệnh bắt đầu diễn ra cuối năm 2020 và đến 4/1/2021, HOSE đã buộc phải nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu. Đây là một giải pháp tạm thời để giải quyết sự cố, giảm thiểu tình trạng nghẽn lệnh và hạn chế thiệt hại cho đa số nhà đầu tư, có lợi cho tổng thể thị trường.
Với thay đổi này, các giao dịch cổ phiếu từ 1 đến 99 cổ phiếu được xếp vào diện giao dịch lô lẻ và phải thực hiện mua - bán thông qua hệ thống các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản.
Kể từ đầu tháng 7/2021, khi hệ thống giao dịch tại HOSE do CTCP FPT cung cấp đi vào vận hành chính thức, tình trạng nghẽn lệnh tại sàn này đã chấm dứt.
Tuy nhiên, sau khi sự cố nghẽn lệnh được khắc phục, việc áp dụng trở lại giao dịch lô lẻ như trước đây vẫn chưa được thực hiện khiến hàng vạn nhà đầu tư bị tồn hàng và ứ đọng vốn tại các cổ phiếu nhận được từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức, cổ phiếu thưởng,...
Nhà đầu tư được đẩy hàng tồn, lao động thu nhập thấp được tiếp cận thị trường
Cần nhấn mạnh lại rằng việc áp dụng giao dịch lô lẻ trở lại đã sẽ giúp rất nhiều nhà đầu tư được lợi trong đó rõ thấy nhất là xử lý danh mục và câu cấu lại tài sản.
Điều này cũng sẽ giúp thị trường cơ sở đón nhận thêm sự tham gia của "lứa" nhà đầu tư nhỏ lẻ với quy mô vốn ít như sinh viên, người lao động thu nhập thấp và hứa hẹn tiếp tục có thêm những tháng bùng nổ về số lượng tài khoản mở mới.
Thống kê số lượng tài khoản chứng khoán mở mới các tháng gần đây
Cùng với việc áp dụng giao dịch T+2 từ ngày 29/8 tới đây, giao dịch lô lẻ cũng được kỳ vọng trở thành động lực giúp thanh khoản thị trường cải thiện qua đó kéo VN-Index hưởng lên các vùng giá cao hơn trong nửa cuối năm 2022.
Dù vậy, điều mà không ít nhà đầu tư băn khoăn lúc này là "HOSE sẽ chỉ áp dụng giao dịch lô 10 và các bội số chia hết cho 10 hay lẻ từ 1 - 99?".
Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp thường áp dụng chia cổ tức tỷ lệ lẻ (không phải bội số của 10) như 3 - 4 - 7 - 9 - 11%,... Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư không thể thoát hết hàng tồn cổ tức ngay kể cả khi áp dụng giao dịch lô lẻ.
Giả sử nhà đầu tư nắm 100 cổ phiếu L14 tại vùng giá 47x hồi đầu năm sau khi nhận tin doanh nghiệp muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 11% hoặc không thể bán 1 cổ phiếu tồn sau chia hoặc phải mua thêm 900 cổ phiếu mới (trước ngày chốt quyền) để đạt tổng số cổ phiếu sau chia là 1.110 cổ phiếu. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền hơn 200 triệu để thực hiện mua vào 900 cổ phiếu L14. Đây là con số quá lớn đối với rất nhiều nhà đầu tư vốn mỏng.
Giá cổ phiếu L14 sau điều chỉnh
Nhiều nhà đầu tư thậm chí cho rằng "đã lẻ là phải lẻ triệt để".
Tuy nhiên, nếu trường hợp HOSE áp dụng "lẻ triệt để" như trên, một vấn đề khác sẽ lại xuất hiện - đó là áp lực tải của hệ thống giao dịch.
KRX vẫn "tắc đường", hệ thống cũ có thể tải lệnh?
Còn nhớ tại thời điểm thị trường chứng khoán bùng nổ thanh khoản với hàng tỷ cổ phiếu được giao dịch trên HOSE hồi tháng 11/2021 (phiên ngày 3/11/2021, thanh khoản toàn thị trường lập kỷ lục với gần 52.000 tỷ đồng và VN-Index giảm nhẹ sau khi lập đỉnh 1.452,46 điểm ngày 2/11), thị trường đã ghi nhận tổng cộng 1,65 triệu lệnh mua bán.
Cá biệt phiên 19/11/2021 (VN-Index đứng mức 1.469 điểm), toàn thị trường thậm chí còn ghi nhận mức đặt lệnh lịch sử 1,77 triệu lệnh. Dù vậy, đây vẫn là khoảng thời điểm lô 10 trước được áp dụng trở lại.
Con số có thể tăng mạnh sau ngày 12/9 tới khi HOSE thực tế áp dụng giao dịch lô lẻ và khối lượng cổ phiếu/mỗi lệnh mua bán giảm xuống.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) từng thông tin, hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) có công suất xử lý 3 - 5 triệu lệnh mỗi phiên trong năm 2022 sẽ được đưa vào vận hành để thay thế hệ thống do Tập đoàn FPT đang triển khai.
Hiện chưa rõ về thời điểm KRX được đưa vào vận hành xong đã 23 năm qua (kể từ năm 2000), đây vẫn đang là niềm mong mỏi của toàn thị trường chứng khoán.
Tại Lễ Đánh cồng đầu Xuân Nhâm Dần 2022 trên HOSE hồi đầu năm 2022, ông Nguyễn Đức Chi – Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành theo đúng tiến độ dự án, đảm bảo vận hành thị trường liên tục, hiệu quả, an toàn là nhiệm vụ quan trọng của ngành chứng khoán trong năm 2022. Hệ thống giao dịch này còn là cơ sở để chứng khoán Việt Nam cung cấp thêm các dịch vụ mới như mua bán chứng khoán cùng phiên, bán chứng khoán chờ về…
Giả định áp dụng giao dịch lô lẻ từ 1 - 99 cổ phiếu, VN-Index quay về thời giao dịch đỉnh cao hồi tháng 11/2021 với khoảng gần 5 tỷ cổ phiếu được nhà đầu tư đặt lệnh mua bán và khối lượng giao dịch trên mỗi lệnh đạt khoảng 1.000 cổ phiếu, ước tính mỗi ngày hệ thống giao dịch chứng khoán sẽ phải xử lý khoảng 4 - 5 triệu lệnh.
Chưa thể khẳng định hệ thống sẽ quá tải song áp lực xử lý là rất lớn và nguy cơ nghẽn lệnh là hoàn toàn có thể tái diễn.
Khối ngoại, tự doanh "chạy" trước khi thị trường chứng khoán sập, nhà đầu tư cá nhân mắc kẹt
Tự doanh ngày 12/9: Ngày đầu được giao dịch lô lẻ, các công ty chứng khoán tích cực "xả" hàng