Bắc Giang rà soát vi phạm trong xây dựng đê điều

27-06-2023 17:07|Phương Uyên

Trước ngày 30/6, các địa phương phải xử lý dứt điểm toàn bộ trường hợp vi phạm về đê điều và phòng, chống thiên tai.

UBND tỉnh Bắc GIang vừa có công văn đề nghị các địa phương xử lý các trường hợp vi phạm về bến bãi chất tải, kinh doanh vật liệu.

Theo UBND tỉnh, các huyện và thành phố sẽ xử lý dứt điểm 125 vụ vi phạm, trong đó có 94 trường hợp vi phạm về đê điều, 31 trường hợp vi phạm về bến bãi chất tải, kinh doanh vật liệu.

Về thời hạn xử lý, Công văn nêu rõ, sau ngày 30/5, nếu các cá nhân, tổ chức không tự tháo dỡ, các địa phương ra quân cưỡng chế, xử lý những trường hợp cố tình không thực hiện.

Dù yêu cầu cưỡng chế xong trước ngày 20/6 song đến nay chưa địa phương nào tổ chức cưỡng chế, toàn tỉnh mới xử lý 79/125 trường hợp, đạt 63,2%. Đáng chú ý, trong số đã xử lý chỉ có 2/31 vi phạm về bến bãi.

Không chỉ các vi phạm đã chỉ ra trước đây chưa được xử lý, những vi phạm mới phát sinh cũng xảy ra nhiều, chưa được các địa phương quan tâm.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tại các địa phương phát sinh 16 trường hợp vi phạm mới (không nằm trong Công văn 797), tập trung ở các huyện: Việt Yên, Tân Yên (mỗi địa phương 4 trường hợp), Lạng Giang (3), Yên Dũng (2), TP Bắc Giang (2) và Hiệp Hòa (1). Ví dụ như hộ ông Doãn Văn Phúc ở xã Ninh Sơn (Việt Yên) xây nhà tạm, công trình phụ trên hành lang đê; ông Nguyễn Trung Thành ở xã Quang Châu (Việt Yên) đổ đất với quy mô dài 30m dọc theo đê, rộng 32m và cao 1,8m.

Bắc Giang rà soát vi phạm trong xây dựng đê điều

Mới đây, sau khi kiểm tra thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị UBND các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam và TP Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, chính quyền địa phương xử lý triệt để những vi phạm mới phát sinh, tổ chức cưỡng chế những trường hợp cố tình không tự giải tỏa.

Thực hiện yêu cầu này, ngày 15/6 vừa qua, Phòng Kinh tế huyện Việt Yên phối hợp với Chi cục Thủy lợi, UBND các xã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh di dời toàn bộ máy móc, phương tiện và vật liệu ra khỏi bãi, nếu không sẽ củng cố hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử phạt ở mức cao nhất (50 triệu đồng/trường hợp).

Đặc biệt, từ ngày 23/6, UBND xã Quang Châu có kế hoạch huy động máy móc, phương tiện tổ chức lấp dốc, dựng barie trên đường ra vào các bãi và treo biển cấm hoạt động. Tuy nhiên, do gặp mưa nên việc lấp dốc chưa thực hiện được (dự kiến tiến hành trong 1-2 ngày tới).

Tại Hiệp Hòa, cán bộ chuyên môn của huyện, xã vận động người dân chấp hành, tạm dừng hoạt động của các bến bãi vi phạm, đồng thời thông báo chỉ hỗ trợ lập hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục cấp phép theo quy định cho các hộ chấp hành nghiêm việc di dời. Nhờ đó, đến hết ngày 25/6 đã có 5/7 chủ bến dừng chất tải, đưa vật liệu ra khỏi bãi. Đối với hai trường hợp còn lại là hộ ông Phạm Công Hà, xã Hương Lâm và Trần Văn Hà, xã Đông Lỗ, UBND huyện có công văn yêu cầu chấp hành, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế.

Thực tế cho thấy, năm nào UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch, giao các địa phương xử lý song tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai vẫn phức tạp, nhiều vi phạm kéo dài, vi phạm mới thường xuyên phát sinh. Việc chậm trễ xử lý ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống lụt bão cũng như an toàn các tuyến đê.

'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'

Xuất hiện vết nứt dài trên đồi, Bắc Giang di dời khẩn cấp 30 hộ dân

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bac-giang-ra-soat-vi-pham-trong-xay-dung-de-dieu-189511.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bắc Giang rà soát vi phạm trong xây dựng đê điều
POWERED BY ONECMS & INTECH