Nhịp sống

Bão 'biến hình' đe dọa thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có thể đối mặt với nguy hại chưa từng có

Như Ý 01/08/2024 - 14:30

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, các cơn bão ở Đông Nam Á đang kéo dài hơn trên đất liền do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bão là một hiện tượng thời tiết phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Gần đây, một nghiên cứu khoa học công bố ngày 31/7 cho thấy các cơn bão ở khu vực Đông Nam Á đang hình thành gần bờ biển hơn, kéo dài trên đất liền lâu hơn và mạnh lên nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Rowan và Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của hơn 64.000 cơn bão từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XXI. Kết quả cho thấy sự thay đổi bất ngờ trong hành vi của các cơn bão nhiệt đới ở Đông Nam Á. Các cơn bão di chuyển chậm hơn trên đất liền, gây ra nhiều vấn đề và gia tăng nguy cơ thiệt hại.

Những cơn bão gây mưa lớn, lũ lụt ở vùng tâm bão đi qua. Ảnh: Internet

Những cơn bão gây mưa lớn, lũ lụt ở vùng tâm bão đi qua. Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu, khu vực bờ biển Hải Phòng (Việt Nam) và Thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang phải đối mặt với nhiều nguy hại. Các khu vực đông dân cư dọc theo bờ biển Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các cơn bão trong tương lai. Theo tiến sĩ Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến các cơn bão. Khi các cơn bão di chuyển qua vùng biển ấm hơn, chúng sẽ thu hút nhiều hơi nước và nhiệt lượng, dẫn đến tình trạng gió mạnh kèm mưa lớn và lũ lụt khi đổ bộ vào đất liền.

Do biến đổi khí hậu, các cơn bão có nguy cơ mạnh lên, di chuyển lâu hơn trong đất liền. Ảnh: Internet

Do biến đổi khí hậu, các cơn bão có nguy cơ mạnh lên, di chuyển lâu hơn trong đất liền. Ảnh: Internet

Con người cần hành động để giảm thiểu tác động của các cơn bão trong tương lai. Để hiện thực hóa điều ấy, chúng ta nên chủ động giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng cách trồng thêm cây xanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên, chuyển dịch năng lượng sang hướng sạch và xanh, sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường... Ngoài ra, cần gia tăng bảo vệ bờ biển để đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng ven biển.

Chính quyền địa phương, người dân không được chủ quan trước bão, cần có phương án phòng chống kịp thời để giảm thiểu tác động. Ảnh minh họa: Quân đội nhân dân

Chính quyền địa phương, người dân không được chủ quan trước bão, cần có phương án phòng chống kịp thời để giảm thiểu tác động. Ảnh minh họa: Quân đội nhân dân

Dù vừa bước vào mùa bão, nhiều khu vực trên thế giới đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ những cơn bão đầu mùa, trong đó có Đông Nam Á. Siêu bão Gaemi, cơn bão số 3 của mùa bão 2024 ở Thái Bình Dương đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Trung Quốc sau khi quét qua Philippines và Đài Loan (Trung Quốc). Trước đó, bão số 2 mang tên Prapiroon cũng đã gây mưa to kéo dài ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta không nên chủ quan trước ảnh hưởng, tác động của mọi cơn bão.

>> Siêu bão mạnh bậc nhất lịch sử nhân loại từng 'quét' qua Việt Nam: 'Xé nát' cả một vùng quốc gia châu Á, thiệt hại kinh tế lên tới 13 tỷ USD, 6.000 người chết gây ám ảnh

Bão, lũ, động đất nửa đầu 2024 gây thiệt hại kỷ lục 120 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu

5-7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam từ nay tới cuối năm, nguy cơ bão mạnh, khó lường

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bao-bien-hinh-de-doa-thanh-pho-cang-bien-lon-nhat-mien-bac-viet-nam-co-the-doi-mat-voi-nguy-hai-chua-tung-co-d129240.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bão 'biến hình' đe dọa thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có thể đối mặt với nguy hại chưa từng có
POWERED BY ONECMS & INTECH