Đại biểu Quốc hội cho rằng số người rút bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng,nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày.
Trả lời thông tin chất vấn về việc rút bảo hiểm một lần, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: "Trước năm 2019, số rút bảo hiểm bình quân một năm khoảng 500.000 người, đến năm 2023 tăng lên gần 900.000 người".
Nếu tình trạng này không giảm, theo Bộ trưởng, có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững".
Nguyên tắc đóng ít hưởng ít
Với đời sống, thu nhập của người lao động ở mức thấp, đối tượng rút chủ yếu là công nhân lao động và khu vực phía Nam chiếm tới 72%. Hơn nữa, không có một quốc gia nào có cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần như Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, thông lệ quốc tế chỉ cho rút khi mắc bệnh nan y và khi chuyển đi sống ở nước ngoài. Còn Việt Nam cho tự do và đây là quyền công dân nên không thể cấm.
"Bên cạnh đó, cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần còn quá dễ dàng, quyền lợi khi rút ở mức cao, khi đóng 8% nhưng lại hưởng toàn bộ phần đóng, dẫn đến nhiều trường hợp chưa muốn rút nhưng thấy quyền lợi cao hơn nên rút và sau đó lại tham gia", ông nói.
Bộ trưởng cho biết hiện nay 1/3 người rút bảo hiểm xã hội một lần đã quay trở lại. Hơn nữa, ông cho rằng một nguyên nhân khác là công tác tuyên truyền về vấn đề này chưa hiệu quả.
Các chính sách liên quan đến bảo hiểm, nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày mà với nam đủ 62 tuổi mới nghỉ hưu thì rất khó.
"Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc tiến tới 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng", ông nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc dừng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút ra sao, trong thời gian tới.
Chủ hộ kinh doanh cá thể đóng bảo hiểm xã hội sai quy định
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc thu sai này đã diễn ra từ năm 2003 đến năm 2016. Tuy nhiên đã được chấn chỉnh về cơ bản, vấn đề này đã được giải quyết.
Về phía ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giải thích việc thu sai bảo hiểm xã hội (BHXH) với 4.240 chủ hộ kinh doanh từ năm 2003 đến 2021 là do phía địa phương hiểu chưa thấu đáo với nhóm đóng bắt buộc.
Việc này cũng xuất phát từ nguyện vọng tham gia hệ thống để có lương hưu của chủ hộ kinh doanh. Bởi 20 năm trước, nhiều chủ hộ vừa tự sản xuất tạo công ăn việc làm vừa là lao động, chỉ thiếu hợp đồng hoặc giao kết.
Thống kê tới tháng 9/2016 có 4.240 chủ hộ bị thu sai. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn yêu cầu Bảo hiểm xã hội các địa phương dừng thu với nhóm này, song việc thu sai vẫn kéo dài tới cuối năm 2021.
Sau thời gian này, một bộ phận không tham gia nữa, chốt sổ và bảo lưu thời gian đóng. Có người chuyển sang đóng BHXH tự nguyện và được hệ thống ghi nhận cả thời gian đóng bắt buộc trước đó nhưng vì chính sách còn vướng mắc nên có người đến tuổi nghỉ hưu vẫn phải chờ.
Ngoài ra, một số người được hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần. Bởi trước đó họ đóng BHXH bắt buộc khi còn là công chức nhà nước, lao động trong doanh nghiệp, sau này mới chuyển sang diện chủ hộ kinh doanh.
Tới cuối năm 2021, còn khoảng 730 chủ hộ ở các tỉnh thành vẫn đang đóng BHXH bắt buộc dù không thuộc diện đóng.
Để giải quyết vấn đề trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu ra ba hướng xử lý: Thứ nhất chuyển chủ hộ sang diện đóng bắt buộc; thứ hai chuyển sang BHXH tự nguyện nếu người đóng đồng ý, thứ ba nếu không đồng ý thì phải thoái thu.
Với quan điểm đảm bảo quyền lợi của chủ hộ, ông Đào Ngọc Dung nói nên sớm đưa họ vào diện đóng bắt buộc.
Về hướng xử lý quyền lợi cho hơn 206.400 lao động bị trốn đóng BHXH, Bộ trưởng cho hay, đã hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt nam giải quyết theo hướng thu đến đâu tính đến đó.
Với những người chuyển doanh nghiệp thì tạo điều kiện chốt sổ để họ tiếp tục đóng BHXH. Biện pháp căn cơ là phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội, sớm trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 cuối năm 2023.
Người đi xuất khẩu lao động được tính lương hưu thế nào?
Từ 1/7/2025, người trên 70 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội