Điểm đến

Bảo tàng đá trong tu viện cổ trên đỉnh đồi hơn 1.500m, được ví "Tây Nguyên thu nhỏ" giữa lòng Đà Lạt

Hải Yến 01/12/2023 12:04

Công trình xây dựng năm 1949 mang nét kiến trúc Pháp, hiện được nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh.

Nhắc tới Tây Nguyên người ta liên tưởng ngay tới vùng đất của những sử thi, trường ca Đam Sam hào hùng, của không gian văn hóa cồng chiêng đặc sắc hay những thác nước hùng vỹ cùng sự đa dạng, phong phú của hoa, lá, động thực vật tại những khu vườn nguyên sinh bạt ngàn. Nhưng có ai biết được rằng, có một Tây Nguyên thu nhỏ đang hiển hiện ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt mộng mơ: Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên.

Empty
Empty

Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, cách trung tâm thành phố tầm 10km về hướng Bắc. Được biết, tòa nhà này do người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước với vật liệu chính là đá, cao 5 tầng, gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, với 120 phòng. Bảo tàng sinh học Tây Nguyên trước đây là Học viện Dòng chúa cứu thế thuộc giáo hội công giáo, đến năm 1991 được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.

Empty
Empty

Men theo những con đường quanh co trong khu rừng thông cổ thụ, một tòa nhà cổ kính hiện lên với lối kiến trúc độc đáo mang kết cấu hình khối đối xứng. Phần lớn tòa nhà được xây ốp đá kiểu tạo cảm giác vững chắc và bề thế. Lối vào nằm ở trục chính của tòa nhà, được nhấn mạnh bằng các khối mái đón vươn hẳn ra ngoài. Nổi bật ở phần mặt tiền là cây thánh giá với dòng chữ tiếng La Tinh: “COPIOSA APUD EUM REDEMPTIO” có nghĩa “Ơn cứu độ chứa chan nơi người”.

Empty
Empty
Empty

Hiện nay, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên đang trưng bày hơn 1.300 mẫu động vật, gồm 422 mẫu thú của 68 loài, 310 mẫu chim của 112 loài, 54 mẫu lưỡng thể bò sát của 18 loài, và hơn 600 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ. Không dừng lại ở đó, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên còn trưng bày 226 mẫu xương của 2 loài động vật và hơn 240 loài nấm lớn của khu vực rừng thông Đà Lạt.

Empty
Empty

Du khách cũng sẽ bắt gặp 38 loài thú thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong Sách đỏ Việt Nam như: cầy giông sọc, sóc bay sao, hoãng bạch tạng, sóc đỏ quế, báo lửa xám,...

Empty
Empty

Thưởng thức hình ảnh những loài động vật nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do bảo tàng Sinh học Tây Nguyên giới thiệu như: Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai, Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn,..

Empty
Empty
Empty

Các tiêu bản đa dạng, trình bày sinh động từ những loài côn trùng đến muông thú. Một vài loài đã tuyệt chủng vẫn lưu giữ bộ xương hoàn chỉnh.

Empty

Một vườn thực vật hạt trần với 15 loài thông của Lâm Đồng và Tây Nguyên, trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm, được xem như những hóa thạch sống của thời hiện tại như: Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá và Thủy tùng.

Empty

Vẻ đẹp cổ kính của bảo tàng khiến nơi đây là điểm chụp hình cưới, "sống ảo" của nhiều du khách. Mỗi ngày, có hàng chục đôi đến đây lưu lại khoảnh khắc kỷ niệm.

"Nơi này có không gian rộng rãi, yên tĩnh mà kiến trúc tựa như tòa lâu đài cổ kính châu Âu, rất hợp để chụp ảnh cưới. Khách cũng không mất phí chụp, chỉ phải mua vé vào cổng 15.000 đồng thôi", anh Thiện Chánh (thợ ảnh) cho biết. Ngoài ra, những hành lang sâu hun hút, cầu thang rêu phong, bức tường đá cổ điển... trở thành phông nền sáng tác ảnh độc đáo của giới trẻ.

Empty
Empty
Empty

>> Bên trong bảo tàng trăm tuổi lâu đời nhất Việt Nam rộng gần 7.000m2, là nơi lưu giữ đến 6 bảo vật quốc gia

Vùng đất “Bảo tàng cầu của thế giới” toàn cây cầu “khổng lồ”, chiếm phân nửa trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới

Diện mạo mới của Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam: Diện tích hơn 74 ha với tổng đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng

Bên trong bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam rộng 1.500 m2, quy tụ hàng nghìn vũ khí của đội quân lừng lẫy thế giới từ nhiều thế kỷ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bao-tang-da-trong-tu-vien-co-tren-dinh-doi-hon-1500m-duoc-vi-tay-nguyen-thu-nho-giua-long-da-lat-d111130.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bảo tàng đá trong tu viện cổ trên đỉnh đồi hơn 1.500m, được ví "Tây Nguyên thu nhỏ" giữa lòng Đà Lạt
POWERED BY ONECMS & INTECH