Kỳ vọng lịch sử lặp lại, nhiều nhà đầu tư đang chọn mua tích lũy để chuẩn bị cho đà tăng của thị trường sau kỳ nghỉ Tết bất chấp bên bán cũng đang mạnh tay xả.
Kỳ vọng hái lộc sau Tết, nhà đầu tư lao vào bắt đáy
Trong tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết kéo dài, bán hay mua tích lũy đang là câu hỏi chung của các nhà đầu tư.
Nhìn lại những năm trước, từ 2014 đến 2019 thị trường chứng khoán đều ghi nhận việc tăng điểm trong 5 phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ dài đặc biệt, 2018 và 2019 là 2 năm bứt phá mạnh. Năm 2021 nhiều nhà đầu tư mạnh tay gom cổ phiếu trước tết đã nhận lại được quả ngọt.
Sau tết 2021, nhóm nhà đầu tư mua gom trước tết năm ngoái đã ăn trọn 3 phiên tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (17/2 -19/2)
Phiên giao dịch sáng nay (24/1), thị trường chứng khoán mở cửa với sắc đỏ bao trùm do áp lực bán ra bảo vệ thành quả trước Tết, tuy nhiên, lực mua tích lũy của các nhà đầu tư còn lại đã giúp thị trường vừa giảm sâu lại hồi phục nhanh chóng.
Nhà đầu tư làm gì để mang tiền về cho mẹ
Trên quan điểm thận trọng, nhiều nhà đầu tư thường chọn phương án an toàn là giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để "mang tiền về cho mẹ". Bởi:
Kỳ nghỉ dài có thể mang lại tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, tình trạng dịch bệnh Covid 19 vẫn rất phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ cũng như các sự kiện tiêu cực có thể diễn ra mà nhà đầu tư không thể lường trước được.
Hơn nữa, thị trường chứng khoán đang có những đợt giằng co mạnh mẽ, những phiên "tăng sốc-giảm sâu" liên tục diễn ra, các nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng đuổi giá, đu đỉnh bán đáy.
Tuy nhiên, rủi ro nhiều thì cơ hội cũng nhiều, thị trường có hai phiên giảm điểm sâu có thể là thời gian vàng để mua tích lũy cho các nhà đầu tư chịu bỏ công sức nghiên cứu thận trọng chờ hái quả khi thị trường tăng trưởng trong năm tới.
Thị trường chứng khoán năm 2022 được các chuyên gia đánh giá là rất đáng kỳ vọng. Vì vậy để “mang tiền về cho mẹ” các nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu lành mạnh dựa trên các tiêu chí về ban lãnh đạo uy tín, thông tin minh bạch, kết quả kinh doanh tích cực hay tiềm năng tăng trưởng rõ nét.
Tóm lại, chiến lược đầu tư vào chứng khoán vốn không có quy chuẩn cụ thể, mỗi nhà đầu tư có mục đích và các ưu tiên khác nhau. Vì vậy, mua hay bán đều có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro nhất định, để bảo toàn lượng vốn và sinh lời, ai cũng nên trang bị đầy đủ kiến thức, không mua bán theo trend “tránh mang phiền hà về cho mẹ”.
Giao dịch gần 700 tỷ đồng sắp được CII thực hiện có gì đáng chú ý?
VN-Index vùng 1.270-1.280 điểm: Dòng tiền lớn giữ giá để gom hàng?