Tài chính Ngân hàng

Bị hack tiền trong tài khoản, gian lận thẻ,... liệu có được đền bù?

Chi Hạ 20/07/2024 - 11:30

Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ gian lận trong giao dịch trực tuyến khiến người dùng thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng.

Theo thống kê từ Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023 ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng và gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến từ các cơ quan tổ chức doanh nghiệp, gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng (tương đương 3,6% GDP). Tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022.

Tổ chức thẻ quốc tế Visa cho biết, đối với hoạt động sử dụng thẻ (issuing), trong quý I/2024, tổng giá trị gian lận tại Việt Nam giảm 16% so với quý trước đó, nhưng tăng tới 139% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hơn 99% các hành vi gian lận thực hiện thanh toán qua kênh CNP (card-not-present - giao dịch thanh toán mà trong giao dịch không có sự xuất hiện của chủ thẻ và thẻ, ví dụ thanh toán qua internet, điện thoại, email…).

Riêng với giao dịch xuyên biên giới, trong quý I/2024, tổng giá trị gian lận là 8,11 triệu USD, giảm 17% so với quý IV/2023.

>> Ngân hàng duy nhất cập nhật sinh trắc học qua kết nối VNeID: Bất ngờ với số khách hàng thành công?

Bị hack tiền trong tài khoản, gian lận th,... liệu có được đền bù?
Bị hack tiền trong tài khoản có được đền bù?

Trước thực trạng người dùng bị chiếm đoạt tài sản qua lừa đảo trực tuyến, nhiều công ty bảo hiểm đã đền bù thiệt hại cho nạn nhân với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.

Cụ thể, nếu tài khoản ngân hàng bị hack tiền, khách hàng có thể được công ty bảo hiểm đền bù tối đa lên tới 46 triệu đồng/vụ trong trường hợp khách hàng mua bảo hiểm tài khoản giao dịch trực tuyến.

Đây là thông tin về quyền lợi mà một công ty bảo hiểm tại Việt Nam đưa ra dành cho khách hàng mua gói bảo hiểm tài khoản giao dịch trực tuyến. Chi phí của gói bảo hiểm này hơn 70.000 đồng/năm. Khách hàng có thể được chi trả quyền lợi gấp 6.000 lần chi phí, tối đa 46 triệu đồng/tài khoản/năm khi xảy ra các sự cố mất tiền do vô tình đăng nhập vào các trang web giả mạo; bị lộ thông tin hoặc bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.

Một công ty bảo hiểm khác cũng chào ra thị trường gói bảo hiểm thẻ ghi nợ với mức phí 3.000-5.000 đồng/thẻ/tháng. Khách hàng có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm (tối đa 100 triệu đồng/người/năm khi xảy ra trường hợp gian lận thẻ, hay tối đa 10 triệu đồng/vụ việc nếu bị cướp tiền tại cây ATM.

Khảo sát trên thị trường cho thấy, nhiều công ty bảo hiểm tung ra các sản phẩm đa dạng, "đánh" vào thực trạng lừa đảo trong giao dịch trực tuyến ngày càng nở rộ như bảo hiểm tài khoản giao dịch, bảo hiểm thẻ ghi nợ, bảo hiểm thẻ thanh toán hay gói bảo hiểm rủi ro trên không gian mạng,...

Ngoài ra, để phòng chống tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2345. Quyết định này quy định mọi giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học.

Việc thu thập sinh trắc học khi mở tài khoản ngân hàng có vai trò làm sạch tài khoản ngân hàng, tránh được việc dùng giấy tờ giả để mở tài khoản ngân hàng hoặc mở tài khoản bằng giấy tờ thật nhưng người mở tài khoản không phải người trên giấy tờ đó.

>> Tổng Giám đốc ACB: Chỉ có chính chủ của tài khoản mới chuyển được tiền

'Sếp' Agribank: Cần gắn mã định danh cá nhân với tất cả tài khoản để phục vụ xác thực thông tin

Mùa Ngoại hạng Anh sắp đến: Một ngân hàng lên tiếng, cấm dùng tài khoản/thẻ để cá độ bóng đá

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-hack-tien-trong-tai-khoan-gian-lan-th-lieu-co-duoc-den-bu-242553.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bị hack tiền trong tài khoản, gian lận thẻ,... liệu có được đền bù?
POWERED BY ONECMS & INTECH