Một số doanh nghiệp thép như TVN, TIS, SMC, TLH, POM ghi nhận biên lãi gộp quý 3/2023 gần như bằng 0 trong khi HPG, HSG cải thiện mạnh.
Nhóm doanh nghiệp thép khép lại quý 3/2023 (từ 1/7 - 30/9/2023) với sự phân hóa ngược về lợi nhuận. Trong khi đa phần các doanh nghiệp thép lớn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, nhóm thép nhỏ đồng loạt báo lỗ.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) và Nam Kim (NKG) - 3 gương mặt đáng chú ý nhất ngành ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ so với mức lỗ nặng cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, doanh nghiệp của đại gia Lê Phước Vũ - Hoa Sen báo lãi sau thuế 438 tỷ đồng - cải thiện so với mức lỗ 887 tỷ của cùng kỳ niên độ tài chính trước và cao nhất kể từ quý 2/2022.
Anh cả ngành thép - Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận đà phục hồi ấn tượng với 28.484 tỷ đồng doanh thu; biên lãi gộp tăng từ 2,9% lên 12,6%; lãi sau thuế ở mức 2.000 tỷ (cùng kỳ năm trước lỗ 1.786 tỷ YoY. Đây cũng là quý tăng thứ 3 liên tiếp của HPG.
Xem thêm: Cập nhật KQKD quý 3/2023: Gần 200 doanh nghiệp báo lỗ
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát |
Với Thép Nam Kim, tình hình kém khả quan hơn nhưng công ty vẫn có lãi gần 24 tỷ đồng - cải thiện so với khoản lỗ 419 tỷ cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, Tổng CTCP Thép Việt Nam - VNSteel (mã TVN) - doanh nghiệp đứng thứ hai thị phần thép xây dựng trên thị trường - là gương mặt lớn duy nhất báo lỗ quý 3/2023 (lỗ ròng 155 tỷ đồng). Công ty cũng có quý thứ 6 liên tiếp doanh thu suy giảm, đạt 7.947 tỷ.
Ở nhóm tầm trung, thép Pomina (mã POM) báo doanh thu giảm sâu nhất ngành (-83% YoY còn 503 tỷ); lỗ ròng 111 tỷ đồng - giảm so với mức lỗ 716 tỷ hồi quý 3 năm ngoái. Thép SMC (mã SMC) báo lỗ quý thứ 2 liên tiếp, mức 164 tỷ; lỗ 9 tháng tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước (549 tỷ đồng). Cả 2 công ty trên đều trong trạng thái lỗ lũy kế.
Với tình trạng tương tự, Gang thép Thái Nguyên (mã TIS), Thép Vicasa (mã VCA), Thép Thủ Đức (mã TDS), Thép Nhà Bè (mã TNB), Gang thép Cao Bằng (mã CBI) cũng đều báo lỗ quý 3.
Kim khí TP. HCM (mã HMC), Ống thép Việt Đức (mã VGS) hay Thép Tiến Lên (mã TLH) là những cái tên thoát hiểm.
Sau 2 - 3 quý liên tục báo lỗ kể từ quý 3 năm ngoái trước áp lực giảm giá bán thép, tiêu thụ giảm, áp lực cạnh tranh, lãi suất tăng,... những khó khăn của ngành thép đã tạm thời qua đi. Từ đầu năm 2023 đến nay, áp lực từ các yếu tố trên dần giảm bớt giúp doanh nghiệp thép rục rịch báo lãi trở lại.
Tuy nhiên, trong báo cáo triển vọng ngành thép cập nhật cuối tháng 10, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, ngành thép có thể đối mặt với nguy cơ suy giảm biên lợi nhuận gộp trong quý 4/2023, đặc biệt tại các doanh nghiệp sử dụng lò BOF (Hòa Phát, Pomina,…) khi giá than cốc đang duy trì ở mức cao và giá thép thanh chưa thể tăng tương ứng (do nhu cầu tiêu thụ trong nước còn thấp).
Xem thêm:
Con trai Chủ tịch Hòa Phát (HPG) lãi ngay trăm tỷ sau khi 43 triệu cổ phiếu T+ về tài khoản
Cổ phiếu thép lớn đồng loạt tăng mạnh 4 phiên, HSG áp sát đỉnh 2 năm
Lợi nhuận ngành thép quý III/2024 giảm sâu, mừng lo sản lượng tiêu thụ tháng 10
Đại gia ngành thép 15 năm trước giờ lâm cảnh lỗ nghìn tỷ sau 10 quý