Giá vật liệu xây dựng tăng khiến nhiều nhà thầu, chủ đầu tư lâm vào thế khó, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho việc kiểm soát chi phí và tiến độ xây dựng trong nửa cuối năm.
Tập đoàn Hòa Phát vừa đưa vào khai thác tàu hàng rời 110.000 DWT - lớn nhất đội tàu hiện tại, phục vụ nhập khẩu khối lượng lớn quặng sắt, than từ Australia, châu Mỹ, nội Á. Doanh nghiệp đặt mục tiêu sở hữu 15 - 20 tàu trong thời gian tới.
Việc gắn tên Xuân Thiện vào một công ty chứng khoán không đơn thuần là đổi tên, mà cho thấy tham vọng lấn sân tài chính của một tập đoàn công nghiệp ngành thép.
Chính phủ Anh dự kiến áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép nghiêm ngặt hơn từ ngày 1/7, siết sản lượng thép từ Việt Nam, Hàn Quốc và Algeria nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Việc Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá được giới chuyên môn nhận định là tín hiệu tích cực, giúp ngành thép Việt Nam tận dụng đà tăng trưởng, mở rộng quy mô xuất khẩu trong khối ASEAN.
MBS Research dự báo Hòa Phát đạt 3.900 tỷ đồng lãi ròng trong quý II/2025, tăng 19% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và giá nguyên liệu đầu vào giảm. Ngược lại, nhóm tôn mạ như HSG, NKG, GDA gặp khó vì xuất khẩu sụt giảm.
Dù bất động sản chưa hồi phục toàn diện, nhưng một làn sóng mới đang âm thầm trỗi dậy ở nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng – nơi dòng vốn đầu tư công và chi phí đầu vào ổn định trở thành chất xúc tác bất ngờ.
Doanh nghiệp thép này đang triển khai xây dựng nhà máy mới tại Bà Rịa – Vũng Tàu, với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm – lớn hơn gấp rưỡi tổng công suất hiện nay.
Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường Campuchia, khi quốc gia láng giềng này trở thành điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu sắt thép.
Bộ Công Thương vừa gia hạn điều tra chống bán phá giá thêm 2 tháng với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc, sau khi đã áp thuế tạm thời lên tới 37,13%. Vụ việc do nhóm 5 doanh nghiệp tôn trong nước khởi xướng.
SMC vừa quyết định giải thể thêm một công ty con sau chuỗi thua lỗ kéo dài. Đây là bước đi mới trong hành trình tái cấu trúc giữa lúc doanh nghiệp gánh khoản nợ lớn và lợi nhuận chỉ còn tính bằng triệu đồng.
Formosa Hà Tĩnh lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất, trong bối cảnh Bộ Công Thương siết nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa.
Giữa tháng 2 vừa qua, Bộ Công Thương có quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng của Trung Quốc.Tuy nhiên, thép HRC khổ rộng từ Trung Quốc đang lách thuế ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Năm 2024, lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với năm 2023, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ doanh nghiệp nội địa mất thị trường.
Lãnh đạo công ty cho biết thị trường Mỹ từng chiếm khoảng 10% doanh thu xuất khẩu, tuy nhiên đã ngừng bán hàng cho thị trường này khi bị điều tra chống bán phá giá.
Ngày 25/4, CTCP Thép Nam Kim (NKG) – doanh nghiệp có hơn 1.500 nhân sự – tổ chức ĐHCĐ thường niên 2025. Bên cạnh chiến lược xoay quanh dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ, câu chuyện về giá cổ phiếu cũng được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Lãnh đạo công ty xác định mục tiêu chiến lược là trở thành nhà cung cấp thép cho ngành công nghiệp sản xuất linh kiện – phụ kiện hàng gia dụng và ô tô, đồng thời tạo chỗ đứng vững trong chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn.
Sau 1 năm khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc, vụ việc đang vào giai đoạn cuối với lợi thế nghiêng về nhóm doanh nghiệp nội địa. Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến về việc mở rộng hoặc loại trừ một số sản phẩm.
Hai doanh nghiệp liên quan Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel – mã TVN) là những cái tên đầu tiên trong nhóm thép công bố kết quả kinh doanh quý I/2025.