Bình Dương, Đồng Nai tăng tốc đầu tư, thêm 25 khu công nghiệp mới sẽ hình thành
Riêng trong giai đoạn 2023-2025, Bình Dương dự kiến triển khai 2 KCN với tổng diện tích khoảng 1.000ha.
Theo kế hoạch phát triển khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bình Dương, đến năm 2030, tỉnh sẽ có 43 KCN với tổng diện tích khoảng 18.600ha. Trong đó, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển 33 KCN theo quy hoạch hiện có, bao gồm 27 KCN đang hoạt động với tổng diện tích đã lấp đầy khoảng 10.283ha và 6 KCN nằm trong quy hoạch quốc gia. Ngoài ra, tỉnh đang chuẩn bị đầu tư cho 10 KCN mới.
Cụ thể, trong giai đoạn 2023-2025, Bình Dương dự kiến triển khai 2 KCN với tổng diện tích khoảng 1.000ha. Trong đó, một KCN chuyên ngành cơ khí có diện tích 800ha nhằm phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tự động hóa, và ít thâm dụng lao động. KCN thứ hai là Tân Lập I với diện tích 200ha, dự kiến thu hút ngành chế biến gỗ.
Giai đoạn 2026-2030, Bình Dương sẽ triển khai thêm 8 KCN tại các huyện Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo, với tổng diện tích quy hoạch mới trên 6.000ha. Hiện tại, KCN VSIP III (giai đoạn 2) đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng cung cấp mặt bằng sạch để đón dòng vốn đầu tư mới.
Bình Dương đã dành 20.000ha cho phát triển đô thị và 25.000ha đất cho phát triển công nghiệp. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trung tâm phát triển năng động, toàn diện, với mô hình tăng trưởng xanh bền vững, công nghiệp - dịch vụ hiện đại.
Tỉnh cũng đang đẩy mạnh việc thành lập các KCN công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, xem đây là giải pháp không chỉ khắc phục những bất cập về môi trường, tài nguyên mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Việc phát triển các KCN xanh giúp địa phương hướng tới cam kết giảm phát thải carbon về 0 vào năm 2050.
>> Vì sao doanh nghiệp khó tuyển lao động phổ thông?
Bình Dương, Đồng Nai gấp rút xây dựng khu công nghiệp, sẵn sàng đón sóng đầu tư |
Đối với tỉnh Đồng Nai, tỉnh hiện có 33 KCN với tổng diện tích 10.500ha, trong đó 31 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 1.600 dự án với tổng vốn FDI trên 34,8 tỷ USD từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo quy hoạch đến năm 2030, Đồng Nai dự kiến sẽ có 48 KCN và 31 cụm công nghiệp, như vậy, tỉnh sẽ có thêm 15 KCN mới. Tỉnh Đồng Nai tập trung xây dựng các KCN xanh, giảm phát thải carbon, thu hút các dự án công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Trong cơ cấu ngành nghề, tỉnh chú trọng vào ba nhóm sản phẩm mũi nhọn: công nghiệp hàng không; công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo; thiết bị tự động hóa và công nghệ thông tin.
Theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Nai đã phân bổ lại quỹ đất và không gian phát triển, tập trung vào các dự án bền vững thay vì thu hút đầu tư ồ ạt. Tỉnh cũng đang đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để mở rộng các KCN hiện có, đồng thời khẩn trương hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt thành lập các KCN mới, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư lớn.
Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai gần đây, tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 155.000 tỷ đồng (tương đương 6,2 tỷ USD).
>. Tỉnh đầu tiên của vùng ĐBSCL có 3 TP trực thuộc, sắp xây dựng 2 khu công nghiệp 800ha
Mua điện gió từ Lào chỉ 1.589 đồng/kWh: Bộ Công Thương giao nhiệm vụ lớn cho EVN
Quy mô kinh tế thành phố đáng sống nhất Việt Nam đạt 111.700 tỷ đồng