Bỏ ngay thói quen xấu này nếu không muốn tuổi thọ ngày càng giảm sút, người trẻ ngày nay rất nhiều người mắc phải
Theo các chuyên gia, con người càng duy trì thói quen xấu này thường xuyên thì tuổi thọ càng ngắn.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta thường có xu hướng học tập và làm việc quá vội vàng, dẫn đến việc giấc ngủ bị giảm đi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều quan trọng để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ chính là có một giấc ngủ chất lượng.
Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một nhu cầu cấp thiết cho sự tồn tại của cơ thể con người. Đây là một quá trình mà mỗi người dành khoảng một phần ba cuộc đời để thực hiện. Trong suốt giấc ngủ, cơ thể tiến hành quá trình tiết ra những hormone quan trọng, góp phần vào quá trình chuyển hóa, lưu trữ năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày và phát triển cơ bắp. Đặc biệt, giấc ngủ giúp não bộ tổ chức thông tin một cách có hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn. Điều này rất quan trọng để cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường xung quanh.
Những tác động dài hạn của việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với tinh thần. Tối ưu hóa quá trình đốt cháy chất béo, nạp năng lượng và tự sửa chữa cơ thể là một số trong những ảnh hưởng tích cực của việc đảm bảo giấc ngủ đủ đối với cơ thể. Cơ thể sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.
Ở mỗi độ tuổi sẽ có từng thời gian ngủ đủ khác nhau:
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày
- Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờ
- Trẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờ
- Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ
- Các em học sinh (6-13 tuổi): 9-11 giờ
- Thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ
- Người lớn (18-64 tuổi): 7-9 giờ
- Người lớn tuổi (65 tuổi): 7-8 giờ.
Thiếu ngủ gây tác động tiêu cực đến tuổi thọ
Gây ra nếp nhăn và làm tăng quá trình lão hóa da
Da của chúng ta chứa các protein quan trọng như Collagen, Elastin giúp duy trì cấu trúc da và độ đàn hồi. Thiếu ngủ có thể gây ra nếp nhăn, làm cho da trở nên chảy xệ, dẫn đến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và ảnh hưởng đến tuổi thọ da.
Suy giảm khả năng tư duy và nhận thức
Thiếu ngủ có thể dẫn đến suy giảm khả năng vận động và làm chậm quá trình xử lý thông tin. Nó cũng có thể làm giảm khả năng tập trung, kiểm soát cảm xúc và ảnh hưởng đến khả năng phán đoán. Lâu dài, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, kém trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Suy yếu hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ đầu tiên của cơ thể chúng ta chống lại các mầm bệnh. Trong giấc ngủ, hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm rối loạn di chuyển của tế bào miễn dịch trong cơ thể và gây trở ngại cho quá trình hỗ trợ chống bệnh. Các nhà khoa học từ Đại học Washington đã cảnh báo rằng việc thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt đối với hệ thống miễn dịch, khiến nó trở nên yếu đuối và khó khăn trong việc chống lại các bệnh tật.
Béo phì
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
Một số phương pháp để cải thiện giấc ngủ
Xây dựng khung giờ ngủ: Tạo một lịch trình ngủ cố định giúp duy trì nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.
Tiếp xúc với ánh sáng sau khi thức dậy: Ánh nắng ban ngày giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của cơ thể và duy trì năng lượng vào ban ngày, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Hạn chế sử dụng Caffeine: Tránh tiêu thụ Caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ, vì nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng màu xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bằng cách làm cho não bị kích thích. Hạn chế sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ.
Tạo điều kiện ngủ tốt: Đầu tư cho một tấm nệm và ga trải giường thoải mái để tạo môi trường ngủ tốt, giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Bỏ ngay thói quen ‘ngoáy mũi’ nếu không muốn chịu hậu quả nghiêm trọng này
5 thói quen xấu nhiều đàn ông Việt thường làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con