BVSC: Vùng điểm hiện tại là vùng định giá hấp dẫn đủ sức kích hoạt dòng tiền đầu tư trung dài hạn

06-11-2022 16:50|Minh Anh

Chứng khoán BVSC nhận định, chỉ số VN-Index vẫn nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn nên rủi ro thị trường quay lại kiểm tra đáy thậm chí phá đáy vẫn có nguy cơ xảy ra trong tuần tới.

Sau tuần hồi phục nhẹ trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay lại trạng thái điều chỉnh trong tuần từ 31/10 - 4/11/2022.

Kết tuần giao dịch, VN-Index giảm 30,21 điểm xuống 997,15 điểm, HNX-Index giảm 9,17 điểm xuống 204,56 điểm.

Thị trường giảm điểm trong tuần qua khiến cho toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu trên thị trường đều điều chỉnh. Xem chi tiết

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, nối tiếp động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngày 3/11, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã công bố quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% lên 3%.

Như vậy chỉ tính riêng trong năm nay, mặt bằng lãi suất đã được các ngân hàng trung ương điều chỉnh tăng hơn 3%. Đây là mức tăng rất mạnh trong khoảng thời gian ngắn. Điều này hàm ý áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước hiện hữu đồng nghĩa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục nâng lãi suất điều hành đi cùng với việc tăng tỷ giá nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô.

Đây không chỉ là xu hướng ghi nhận ở Việt Nam mà còn ở nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Lãi suất tăng nhanh và mạnh đối cả lãi suất cho vay và huy động ở nhiều quốc gia trong thời gian ngắn gây nên áp lực rút vốn ròng trên các thị trường tài sản tại các thị trường mới nổi và kéo theo các rủi ro định giá lại tài sản tiếp diễn, VCBS nhận định.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực bán tương đương thời điểm khủng hoảng do đại dịch COVID-19 tháng 3/2020 cùng với những biến động vĩ mô liên quan đến lãi suất, tỷ giá, thị trường trái phiếu... dẫn tới việc khó xác định liệu thị trường đã hình thành đáy dài hạn hay chưa.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng VN-Index đã có phản ứng hồi phục tại vùng hỗ trợ quanh 988 điểm song nỗ lực hồi phục còn khá khiêm tốn khi chỉ số chưa thể vượt lên trở lại ngưỡng 1.000 điểm. Diễn biến này cho thấy, thị trường nhiều khả năng sẽ còn chịu áp lực điều chỉnh trong tuần tới.

"Chỉ số vẫn nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn nên rủi ro thị trường quay lại kiểm tra đáy thậm chí phá đáy vẫn có nguy cơ xảy ra.

Mặc dù vậy, chúng tôi hiện không đánh giá cao kịch bản này do vùng 930 - 1.000 điểm đang là vùng định giá hấp dẫn đủ sức kích hoạt dòng tiền đầu tư trung dài hạn", BVSC nhận định.

Dẫn nguồn Tin nhanh Chứng khoán liên quan đến tác động từ các quyết sách của Fed và các ngân hàng lớn trên thế giới, ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cho rằng, việc tăng từ 0% lên 4% với thời gian ngắn là cả vấn đề rất lớn đã khiến tỷ giá phải nới, lãi suất phải tăng.

Thông thường, trước khi FED tăng và khi đã chạm đến mốc 5,1%, dòng vốn đã luân chuẩn mạnh từ trước. Có lẽ đó là lý do mà khối ngoại bán ròng cực kỳ lớn trong năm 2021 và giai đoạn đầu năm 2022.

"Khi biên độ tăng vẫn còn 1% nữa, tôi nghĩ người chịu thiệt hại lớn là người đi vay, nên chắc chắn khiến cho nhu cầu giảm sút và mọi thứ đều giảm. Nền kinh tế Mỹ cũng vậy và điều này hiển nhiên Fed sẽ phải cân đối rất nhiều trước khi tăng thêm.

Tại Việt Nam, câu chuyện thị trường chứng khoán hoàn toàn khác biệt với thế giới nếu chúng ta làm thống kê. Fed tăng lãi suất đương nhiên tác động toàn thế giới nhưng thị trường chứng khoán các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái, Malaysia, Indonesia… không giảm mạnh như VN-Index.

Câu chuyện mà nhà đầu tư lo sợ chính là trái phiếu doanh nghiệp; đây mới là nỗi lo thúc đẩy nhà đầu tư bán tháo. Tuy nhiên thống kê của tôi, dù tăng mạnh lãi suất song trên bảng cân đối của Fed mới chỉ thu hẹp được lượng tiền rất nhỏ so với lượng cung đã ra. Thế giới vẫn ngập tiền và tiền sẽ sớm đi tìm kênh đầu tư khi mọi thứ trở nên yên tĩnh hơn", ông Bình phân tích.

Theo ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc Phân tích và Đầu tư - Công ty Chứng khoán Sacombank, khó có thể tránh khỏi những động thái tiếp theo của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ bởi không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều phải tăng lãi suất để ổn định tỷ giá. Việc này luôn là “liều thuốc độc” đối với thị trường chứng khoán trong ngắn và trung hạn - đặc biệt trong bối cảnh dòng tiền ngắn hạn trên thị trường đã và đang ngày càng suy yếu.

"Theo tôi, thị trường trong nước có tính đồng điệu rất lớn nên khi xu hướng chung đã xấu thì các ngành hay các doanh nghiệp mặc dù tốt nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi xu thế chung", ông Linh đánh giá.

Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) mới đây cho biết, thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 10/2022 mặc dù tăng về số lượng nhưng lại giảm về giá trị; giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.449 tỷ đồng và 548,13 triệu cổ phiếu - tương ứng giảm 14,53% về giá trị bình quân và tăng 3,97% về khối lượng bình quân so với tháng 9.

Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 11,51 tỷ cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 240.446 tỷ đồng, tương đương tăng 9,17% về khối lượng và giảm 10,26% về giá trị giao dịch so với tháng 9.

Trong tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng hơn 2.067 tỷ đồng.

Với việc giá trị giao dịch đi xuống và khối ngoại rút vốn, dễ hiệu tâm lý các nhóm đầu tư trên thị trường vẫn đang khá thận trọng lúc này.

Lãi suất tăng, nên mua vàng, đầu tư cổ phiếu hay gửi tiết kiệm?

Nhận định chứng khoán 19/4: Thị trường tìm kiếm điểm cân bằng

‘Kim chỉ nam’ của Giám đốc Dragon Capital: Tăng mua lúc thị trường xuống giá, VN-Index giảm 10% thì tăng ‘size’ tiền để đầu tư

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị 'xả' lượng lớn

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/siet-trai-phieu-doanh-nghiep-dang-la-noi-so-cua-nha-dau-tu-chung-khoan-156884.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
BVSC: Vùng điểm hiện tại là vùng định giá hấp dẫn đủ sức kích hoạt dòng tiền đầu tư trung dài hạn
POWERED BY ONECMS & INTECH