Các ngân hàng thường xuyên chịu sự "phàn nàn" từ các nhà hoạt động vì vấn đề này.
Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng đã khởi động quy trình xây dựng các quy định để các ngân hàng báo cáo các nguy cơ liên quan đến khí hậu, nhằm nâng cao tính minh bạch và sự ổn định tài chính.
Theo đó, ủy ban này cho biết sẽ “xây dựng một tiêu chuẩn báo cáo chung cho các nguy cơ tài chính liên quan đến khí hậu tại các ngân hàng hoạt động ở quy mô quốc tế”. Cơ quan này đề xuất thực thi các quy định về báo cáo này trong năm 2026, sau khi các quy định tạm thời do Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế áp dụng hết hiệu lực.
Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng dự định sẽ tạo một sự linh hoạt hợp lý cho khung quy định về cáo báo mới, trong đó có những yếu tố bắt buộc và những yếu tố do mỗi quốc gia quyết định.
Các ngân hàng thường xuyên chịu sự "phàn nàn" từ các nhà hoạt động vì môi trường về việc công khai những nỗ lực giảm lượng khí thải carbon từ các hoạt động vận hành, cũng như hoạt động cho vay và đầu tư của mình.
Các công ty bảo hiểm đang đối mặt với chi phí gia tăng do các sự kiện thời tiết xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Nhưng Ủy ban Basel cho rằng các ngân hàng cũng đang gặp những nguy cơ tương tự khi người đi vay gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Bên cạnh đó, theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng, các ngân hàng còn đối mặt với những nguy cơ liên quan đến các nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có những thay đổi về mặt xã hội xuất phát từ việc chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
Dịch vụ nhà đầu tư của Moody’s cho biết trong số tổng cộng 90 lĩnh vực kinh tế mà cơ quan này xếp hạng nợ, số lĩnh vực có nguy cơ gặp khó khăn trong việc trả nợ do biến đổi khí hậu đã tăng từ chín lĩnh vực vào năm 2015 lên 16 lĩnh vực.
Bên cạnh đó, số nợ có rủi ro cao đã tăng từ 2.000 tỷ USD lên 4.200 tỷ USD trong khoảng thời gian này. Moody's lưu ý con số này bằng với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Đức, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.
>> Ngân hàng chạy đua tín dụng xanh - “trụ đỡ” quan trọng để xanh hóa nền kinh tế