Những lo ngại về thị trường tài chính, kế hoạch mua vàng sản xuất trong nước và tái cân bằng danh mục đầu tư đang thúc đẩy việc mua thêm kim loại quý từ các ngân hàng trung ương.
Theo Kitco, khảo sát về dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương năm 2023 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy các ngân hàng trung ương vẫn rất quan tâm đến việc tăng dự trữ vàng.
Cụ thể, cuộc khảo sát thăm dò 59 ngân hàng trung ương cho thấy sau sức mua đạt kỷ lục vào năm ngoái, sang tới năm nay, vàng vẫn tiếp tục được nhiều quốc gia coi là tài sản dự trữ lý tưởng.
Trong đó, có 24% ngân hàng trung ương có kế hoạch mua thêm kim loại quý trong vòng 12 tháng tới.
Những lo ngại về thị trường tài chính, kế hoạch mua vàng sản xuất trong nước và tái cân bằng danh mục đầu tư đang thúc đẩy việc mua thêm kim loại quý từ các ngân hàng trung ương.
WGC lưu ý kết quả trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra khi xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa dừng lại, sự sụt giảm kinh tế vĩ mô kéo theo lạm phát kéo dài, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn tiếp diễn tại các quốc gia có nền kinh tế lớn. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng ở Mỹ và châu Âu xảy ra vào đầu năm 2023.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra hiện có sự khác biệt gia tăng trong cách nắm giữ vàng của thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) so với các nền kinh tế tiên tiến.
Đặc biệt, các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đang quan tâm nhiều hơn đến việc tăng dự trữ kim loại quý, trong khi 71% số người tham gia cuộc khảo sát dự kiến tổng lượng vàng nắm giữ của ngân hàng trung ương sẽ tăng trong năm nay, so với 61% vào năm ngoái.
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã mua kỷ lục 1.136 tấn vàng trong bối cảnh lãi suất tăng từ các ngân hàng trung ương chủ chốt như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bất ổn địa chính trị bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine và tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Năm nay, những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng của Mỹ với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) được xem là lý do khiến việc nắm giữ vàng tăng lên.
Tuy nhiên, lý do hàng đầu để tăng nắm giữ vàng là lo ngại về lãi suất, với 97% số người tham gia khảo sát đã trích dẫn lý do này. Ngoài ra, những lo lắng về lạm phát và về đại dịch hiện tại hoặc tương lai cũng là lý do phổ biến được nêu ra.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển và thị trường mới nổi có quan điểm khác nhau về một số khía cạnh, bao gồm cả vị thế của đồng đô la Mỹ trong dự trữ toàn cầu.
Giá vàng tăng, ‘cá mập’ Trung Quốc tiếp tục 'nói không' với vàng
Dòng tiền đổ xô vào các quỹ ETF vàng trước tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng