Kiến thức

‘Cảnh báo’ loài rắn độc mới phát hiện tại Việt Nam, cần thực hiện ngay cách sơ cứu ban đầu cho người bị rắn cắn

Hải Châu 07/08/2024 15:40

Gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của một loài rắn lục mới, gây ấn tượng mạnh mẽ với giới khoa học nhờ vào đặc điểm ngoại hình đặc biệt.

Tại Việt Nam, rắn lục là một loài rắn phân bố rộng rãi và tiềm ẩn nguy hiểm cho con người do khả năng ngụy trang tinh vi với môi trường xung quanh. Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học và sinh vật học từ nhiều quốc gia đã hợp tác để nghiên cứu, khảo sát vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, kết quả là phát hiện một loài rắn lục mới.

Phát hiện gây chú ý từ vùng duyên hải miền Trung

Theo tạp chí Zootaxa, nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện khảo sát tại các khu rừng ven biển miền Nam Việt Nam trong năm 2023. Trong chuyến đi này, họ đã phát hiện hàng chục cá thể rắn lục với đôi mắt vàng rực rỡ.

Cận cảnh loài rắn lục mép xanh mới được phát hiện tại Việt Nam. Nguồn: Nick Poyarkov và các cộng sự

Cận cảnh loài rắn lục mép xanh mới được phát hiện tại Việt Nam. Nguồn: Nick Poyarkov và các cộng sự

Một trong những phát hiện đáng chú ý là một cá thể rắn lục dài khoảng 63cm, được phát hiện tại khu rừng thuộc tỉnh Ninh Thuận. Cá thể này nổi bật với đôi mắt màu vàng và cặp môi xanh, được phát hiện khi đang ẩn mình trên cây. Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng đây là một loài rắn đã được biết đến. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, họ nhận ra đây là một loài hoàn toàn mới.

Loài rắn này được đặt tên là rắn lục mép xanh (Trimeresurus cyanolabris). Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Latin, trong đó "cyaneus" có nghĩa là "xanh sẫm" và "labrum" nghĩa là "môi", nhấn mạnh đặc điểm màu xanh đặc trưng trên môi của loài rắn.

Đặc điểm nhận dạng loài rắn xanh có nọc độc - “Rắn lục mép xanh”

Rắn lục mép xanh có kích thước nhỏ, dài khoảng 60cm, với cơ thể mảnh mai và đầu hình tam giác rõ rệt. Đôi mắt của loài rắn này to, sáng và có màu vàng. Cơ thể chúng có màu xanh lá, chuyển sang xanh vàng ở hai bên và bụng, trong khi đuôi có vệt màu đỏ tối ở phần cuối. Đúng như tên gọi, loài rắn này có vệt màu xanh da trời dọc theo môi, xương hàm và cổ họng.

Rắn lục mép xanh có kích thước nhỏ, dài khoảng 60cm, với cơ thể mảnh mai và đầu hình tam giác rõ rệt. Đôi mắt của loài rắn này to, sáng và có màu vàng. Nguồn: Nick Poyarkov và các cộng sự

Rắn lục mép xanh có kích thước nhỏ, dài khoảng 60cm, với cơ thể mảnh mai và đầu hình tam giác rõ rệt. Đôi mắt của loài rắn này to, sáng và có màu vàng. Nguồn: Nick Poyarkov và các cộng sự

Loài rắn này sinh sống trong các khu rừng ven biển miền Trung Việt Nam, hoạt động mạnh vào hoàng hôn và ban đêm. Ban ngày, chúng thường ẩn mình trên các cành cây thấp hoặc trong hốc cây. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy chúng trên những tảng đá gần sông và trong các bụi rậm. Rắn lục mép xanh chủ yếu ăn ếch và thằn lằn nhỏ.

Rắn lục mép xanh độc đến mức nào?

Tương tự như các loài rắn lục khác, rắn lục mép xanh có nọc độc nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có đủ thông tin về mức độ độc của loài rắn này.

Cận cảnh phần đầu của loài rắn lục mép xanh được các nhà khoa học thu thập. Nguồn: ResearchGate

Cận cảnh phần đầu của loài rắn lục mép xanh được các nhà khoa học thu thập. Nguồn: ResearchGate

Cho đến nay, rắn lục mép xanh đã được phát hiện ở các khu vực vùng thấp phía Nam, từ Phú Yên đến Ninh Thuận, và các nhà nghiên cứu dự đoán rằng phạm vi phân bố của loài này có thể còn rộng hơn.

Nhóm nghiên cứu phát hiện loài rắn lục mới này bao gồm hai nhà sinh vật học Việt Nam là Nguyễn Văn Tân và Lê Đắc Xuân, cùng các nhà khoa học quốc tế như Sabira Idiiatullina, Andrey Bragin, Nikolay Poyarkov (Nga), Parinya Pawangkhanant (Thái Lan), Gernot Vogel (Đức) và Patrick David (Pháp).

“Nằm lòng” cách sơ cứu ban đầu cho người bị rắn cắn

Bên cạnh việc nhận biết các loại rắn có nọc độc nguy hiểm, thì việc biết cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn là rất cấp thiết. Khi bị rắn cắn, việc sơ cứu đúng cách trước khi đến bệnh viện sẽ giúp làm chậm và giảm lượng nọc độc xâm nhập vào cơ thể.

Các bước sơ cứu cho người bị rắn cắn

Khi bị rắn cắn, việc giữ bình tĩnh là rất quan trọng, giúp bạn hoặc nạn nhân xử lý tình huống một cách hiệu quả. Trước tiên, bạn cần bất động vùng bị cắn để làm chậm sự lan truyền của nọc độc, bao gồm việc không cho nạn nhân cử động và cởi bỏ đồ trang sức xung quanh vùng cắn để tránh bị chèn ép nếu vết cắn sưng nề.

Bên cạnh việc nhận biết các loại rắn có nọc độc nguy hiểm, thì việc biết cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn là rất cấp thiết. Nguồn: Bảo vệ Việt Anh

Bên cạnh việc nhận biết các loại rắn có nọc độc nguy hiểm, thì việc biết cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn là rất cấp thiết. Nguồn: Bảo vệ Việt Anh

Đối với các loài rắn hổ, việc băng ép bất động có thể giúp làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này với rắn lục vì có thể làm tình trạng vết thương nặng thêm. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất là rất cần thiết.

Trong trường hợp nạn nhân khó thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc sử dụng các thiết bị y tế có sẵn để hỗ trợ hô hấp.

Kỹ thuật ép băng bất động

Sử dụng băng rộng khoảng 10cm, dài ít nhất 4,5m. Có thể dùng băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không băng quá chặt, chỉ cần đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng và vẫn cảm nhận được mạch đập. Băng từ ngón tay hoặc chân lên toàn bộ vùng bị cắn, và sử dụng nẹp cứng để cố định.

Những lưu ý khi sơ cứu cho người bị rắn cắn

Khi sơ cứu cho người bị rắn cắn, cần chú ý một số điểm quan trọng để tránh làm tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Trước hết, không băng bó quá chặt vì điều này có thể dẫn đến hoại tử phần chi bị cắn. Hơn nữa, bạn nên tránh các hành động như trích, rạch, hoặc châm vào vết cắn, vì chúng có thể làm vết thương nặng thêm và gây nguy cơ nhiễm trùng.

Khi sơ cứu cho người bị rắn cắn, cần chú ý một số điểm quan trọng để tránh làm tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nguồn: Ảnh minh họa

Khi sơ cứu cho người bị rắn cắn, cần chú ý một số điểm quan trọng để tránh làm tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nguồn: Ảnh minh họa

Các phương pháp dân gian như dùng lá cây, đá hoặc nước đá cũng không được khuyến khích, vì chúng có thể làm chậm việc cấp cứu và gây nguy hiểm cho nạn nhân. Việc đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời là cách tốt nhất để xử lý vết cắn của rắn.

Nếu có thể, mang theo cả con rắn đã chết hoặc được bắt đến bệnh viện để nhận dạng, nhưng cần phải cẩn trọng vì ngay cả đầu rắn đã chết cũng có thể gây nguy hiểm.

>> Loại gỗ quý hiếm hơn cả 'vàng lộ thiên' chỉ mọc ở duy nhất 1 nơi trên thế giới, 'mafia' cũng săn lùng ráo riết

Loại gỗ quý hiếm nhất nhì thế giới được mệnh danh là 'cây vàng xanh', từ gỗ tới rễ, lá đều 'hái ra tiền'

Sáng tỏ lời đồn loài rắn ‘nhỏ nhưng có võ’ tại Việt Nam: Chỉ bằng cây đũa nhưng nọc độc ‘chết’ người

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/canh-bao-loai-ran-doc-moi-phat-hien-tai-viet-nam-can-thuc-hien-ngay-cach-so-cuu-ban-dau-cho-nguoi-bi-ran-can-d129806.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
‘Cảnh báo’ loài rắn độc mới phát hiện tại Việt Nam, cần thực hiện ngay cách sơ cứu ban đầu cho người bị rắn cắn
POWERED BY ONECMS & INTECH