Điểm đến

Cầu dây văng vượt sông 5.700 tỷ đồng ứng dụng một cấu trúc dầm thép đầu tiên tại Việt Nam, hiện thực giấc mơ của người dân miền Tây

Quỳnh Như 20/10/2023 08:30

Tại thời điểm đi vào hoạt động, đây là cầu dây văng thứ hai vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ năm ở Miền Tây.

Trước năm 2010, giao thông hai bên bờ sông Hậu phải phụ thuộc vào những bến đò, bến phà để qua sông. Khi khánh thành vào năm 2010, cầu Cần Thơ trở thành cây cầu đầu tiên vượt sông Hậu, nối kết thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đồng thời mở ra cơ hội giao thông và phát triển các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung.

Tuy nhiên, trên sông Hậu vẫn còn nhiều bến phà, bến đò lớn đang hoạt động, trong đó có bến phà Vàm Cống đã hoạt động từ năm 1925 và thường xuyên quá tải khi nhu cầu qua lại hai bên bờ sông ngày càng lớn. Do đó, năm 2011, Bộ GTVT Việt Nam đề xuất kế hoạch phát triển giao thông ĐBSCL, trong đó có xây dựng cầu Vàm Cống nằm trên tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và được Chính phủ phê duyệt.

Empty

Công trình cầu Vàm Cống do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 9/2013, được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng mức đầu tư 271 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng). Sau gần 6 năm thi công, tháng 5/2019, cầu Vàm Cống chính thức khánh thành và thông xe.

Cầu bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) với quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), dài 2,97km và đường dẫn dài 5,88km, cách bến phà Vàm Cống khoảng 3km về phía hạ lưu. Cầu Vàm Cống là cầu dây văng lớn ở ĐBSCL có cấu trúc dầm thép CB6 lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

Cầu được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Trụ tháp chính hình chữ H cao 143,9 m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m, đường dẫn vào cầu được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ với tốc độ thiết kế 80km/h.

Empty

Tại thời điểm đi vào hoạt động, cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ hai vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ năm ở Miền Tây. Đây cũng là cây cầu lớn nghìn tỷ thứ 9 được khánh thành thông xe tại vùng ĐBSCL từ năm 2000 đến nay.

Việc khánh thành, đưa vào sử dụng công trình cầu Vàm Cống có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khu vực. Đây là cây cầu có vị trí chiến lược nằm trong trục giao thông mới xuyên Đồng Tháp Mười, xuyên ĐBSCL. Cụ thể, đó là đường Hồ Chí Minh kết nối từ TP.Hồ Chí Minh qua Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang xuống Cà Mau. Sự kiện khánh thành cầu Vàm Cống có nghĩa rằng, một mắc xích trên tuyến đường Hồ Chí Minh được kết nối cùng với cầu Cao Lãnh và đoạn đường cao tốc nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống thì tỉnh Đồng Tháp hiện nay không còn khuất nẻo.

Empty

Đồng Tháp cũng là địa phương thụ hưởng nhiều nhất từ hai công trình này. Có thể nói, cầu Vàm Cống mang lại động lực rất lớn để các nhà đầu tư đến với các tỉnh ĐBSCL nhanh nhất, thuận lợi nhất. Và với người dân bên bờ sông Hậu, đây là niềm vui vô cùng to lớn khi mong ước ngàn đời kết nối đôi bờ sông Hậu đã trở thành sự thật.

"Dòng sông ánh sáng" dài hơn 500km sở hữu chuỗi thủy điện "khủng" nhất Đông Nam Á tại Việt Nam: Góp gần 30% sản lượng điện, mỗi lần cạn nước khiến cả miền Bắc "điêu đứng"

Xuyên đêm thi công cầu dây văng 1.200 tỷ đồng ở Nam Định

Làng trồng đào hàng trăm năm nằm dưới cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam tất bật chuẩn bị vụ Tết

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cau-day-vang-vuot-song-5700-ty-dong-ung-dung-mot-cau-truc-dam-thep-dau-tien-tai-viet-nam-hien-thuc-giac-mo-cua-nguoi-dan-mien-tay-d110115.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cầu dây văng vượt sông 5.700 tỷ đồng ứng dụng một cấu trúc dầm thép đầu tiên tại Việt Nam, hiện thực giấc mơ của người dân miền Tây
    POWERED BY ONECMS & INTECH