Chàng trai 28 tuổi kiếm "ngon ơ" hơn 4 triệu đồng mỗi giờ nhờ nghề tay trái
Carter Osborne - một Public relations account director, đã tìm ra một con đường vòng sinh lợi, kiếm được thu nhập sáu con số từ công việc tay trái vào năm 2017.
Năm 2017, Carter Osborne nhận ra rằng anh có thể được trả tiền để tư vấn cho học sinh cuối cấp trung học về bài luận tuyển sinh đại học của họ. Bản thân Osborne cũng đã gặp một nhà tư vấn trước khi nộp đơn vào Đại học Stanford năm 2013. Do cần thêm tiền để trang trải học phí sau đại học, anh ấy đã quyết định kiếm tiền từ kỹ năng mạnh nhất của mình.
Đến năm 2021, Osborne đã tìm kiếm được 40 khách hàng và thu được 113.550 USD.
Năm 2022, anh đã giảm quy mô hoạt động xuống còn 33 khách hàng, chủ yếu do phải tập trung cho công việc toàn thời gian trong ngành quảng cáo. Tuy nhiên anh vẫn kiếm được 77.120 USD, và Osborne cho biết mức lương trung bình trong hai năm qua cao hơn một chút so với số tiền anh kiếm được từ công việc toàn thời gian.
Để phát triển mô hình kinh doanh của mình, Osbornechi khoảng 50 USD để khởi động công việc kinh doanh. Chi phí duy nhất của anh là đăng ký tài khoản QuickBooks, Squarespace và Zoom. Không có chi phí marketing vì tất cả khách hàng đều là người được giới thiệu.
Osborne dành 70 giờ mỗi tuần cho 2 công việc của mình. Khách hàng của Osborne rất đa dạng và kết quả là khối lượng công việc và thu nhập khiến anh ấy hài lòng. Thời gian chàng trai trẻ tuổi làm việc với các sinh viên từ 1 đến 25 giờ/sinh viên và thường tính phí 180 USD/giờ. Tuy nhiên có mức giảm giá cho “những gia đình thực sự cần hỗ trợ tài chính” .
Công việc làm thêm tốn nhiều thời gian vì hầu hết các trường đều yêu cầu nhiều bài luận. Osborne cho biết "việc nộp đơn vào 10 trường – một con số đầy tham vọng nhưng không phải là hiếm, có nghĩa là phải viết tới 25 bài luận".
Ngoài ra, Osborne từng là cố vấn sức khỏe tâm thần tại Đại học Stanford và từ những kinh nghiệm có được từ công việc anh có thể giúp sinh viên vượt qua căng thẳng thi cử.
Osborne giúp các khách hàng "brainstorming" và vẽ ra các ý tưởng. Osborne vạch ra thứ gọi là “đường lối đạo đức”: anh sẽ không viết một chữ nào cho khách hàng và đôi khi còn tranh luận với phụ huynh nếu như họ can thiệp quá sâu vào công việc. "Đối với các bài luận, ý tưởng còn quan trọng hơn quá trình viết", anh nói.
Osborne luôn sẵn sàng lắng nghe tâm sự các thí sinh đang đứng trước bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời, giúp họ giải tỏa căng thẳng.
Osborne đã điều chỉnh lịch trình của mình để theo kịp tất cả và cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Anh quyết định nhận ít khách hàng hơn để tránh phải làm việc vào cuối tuần. Anh cho biết, làm việc 5 ngày mỗi tuần thay vì 7 ngày đã cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và tâm trạng của anh ở cả hai công việc.