Chợ hoa phố cổ lâu đời nhất Hà Nội mỗi năm chỉ mở một lần, cứ đến những ngày giáp Tết lại ùn ùn du khách về thăm

06-02-2024 09:55|Quốc Chiến

Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, chợ hoa Hàng Lược đón lượng khách đông đảo đổ về dạo chơi và mua sắm đồ trang trí Tết.

Đối với những "đứa con" của Hà Thành, vào thời điểm cuối năm, cận kề Tết Nguyên đán, việc đi ngắm, xem hay mua hoa trên phố Hàng Lược đã trở thành nét văn hóa truyền thông tại Thủ đô.

Chợ hoa Hàng Lược họp trên phố Hàng Lược và các phố bên cạnh từ rất lâu về trước, từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi còn từng nhắc tới, chợ cầu Đông đã họp chợ bán hoa từ những năm thế kỷ XVII.

Đây được coi là chợ hoa lâu đời nhất của đất Hà thành. Mặc dù, TP. Hà Nội hiện nay có nhiều chợ hoa to và phong phú các loài hoa hơn nhưng chợ hoa Hàng Lược vẫn là chốn xưa cất giấu nhiều nỗi nhớ của người Hà Nội mỗi dịp xuân về.

cho-hoa-hang-luoc
Chợ hoa trên phố Hàng Lược từ những năm 1945

Phố Hàng Lược xưa kia gọi là phố sông Tô Lịch vì nằm dọc phía Bắc sông Tô Lịch cũ. Từ cầu sắt xe lửa rẽ xuống đầu ngã năm Hàng Mã, Chả Cá, Hàng Đồng, Thuốc Bắc và phía Bắc giáp Hàng Cót, phố Hàng Lược vẫn giữ được nét đặc trưng riêng.

Có thời, phố này được gọi là phố Cống Chéo Hàng Lược, nên vẫn có người gọi là chợ hoa Cống Chéo. Nguyên là do sông Tô Lịch xưa chạy đến phố Hàng Cá thì ngoặt lên hướng Tây Bắc đến sát tường thành Hà Nội tạo thành một con hào nhỏ bảo vệ thành.

Vị trí ngoặt đó ngang số nhà 14 Hàng Lược, những năm xưa cũ, khi người ta đi từ phố Hàng Đồng sang chợ vẫn phải đi qua cầu treo, rồi cầu được thay bằng một cái cống lớn, sau này lòng sông cạn tựa như con lạch nhỏ thoát nước, nên người dân khi ấy gọi là phố Cống Chéo Hàng Lược.

cho-hoa-hang-luoc-1
Chợ hoa trên phố Hàng Lược vào cuối thế kỷ XX

Chợ hoa Hàng Lược xưa là khu vực được thừa hưởng cái cảnh trên bến dưới thuyền khi còn con sông Tô Lịch. Có lẽ vì thế mà nơi đây nhộn nhịp mua bán hoa xuân mỗi dịp Tết về. Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, nhà khảo cứu Nguyễn Văn Uẩn cho biết, chợ hoa Tết trước kia vẫn họp ở sân và ngoài chùa Huyền Thiên cạnh chợ Đồng Xuân.

Ngắm nghía những cành đào còn phong nhuỵ, thấy màu vàng cam của quất hay những chậu lan càng cua rực màu bỗng nảy sinh muốn sắm chúng về nhà cũng không còn là điều gì quá lạ với nhiều người đi chợ hoa Hàng Lược.

Đến thời điểm hiện tại, chợ hoa trên phố Hàng Lược vẫn đón hàng loạt lượt khách mỗi ngày, đặc biệt là khách nước ngoài.

cho-hoa
Chợ hoa trên phố Hàng Lược những ngày cận tết

Chợ hoa Hàng Lược những ngày này rực rỡ một màu đỏ với những sản phẩm trang trí tượng trưng cho ngày Tết được bày, treo bán tràn vỉa hè.

Một số tiểu thương cho biết, lượng hàng bán ra cho đến thời điểm này không bằng các năm trước, dù giá cả không cao hơn. Rất nhiều khách đến chợ rồi ra về tay không. Trong số đó có nhiều nhóm bạn, gia đình dạo chơi tận hưởng không khí Tết là chính.

Theo khảo sát, giá cả đào, quất năm nay tương đương năm ngoái. Tuy nhiên, người bán thường hét giá cao. Nếu khách biết thương lượng, mỗi cành sẽ giảm từ 100.000 đến 500.000 đồng, tùy loại.

>> 5 loại cây phong thuỷ trang trí nhà đón tết đón vạn lộc, 'chiêu' phú quý

Khí thế thi công dồn dập tại dự án cao tốc 22.000 tỷ đồng những ngày cận Tết

Dọn dẹp, tân trang nhà cửa thành 'hot trend' cận kề ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, không khí đón xuân tại ba miền Bắc – Trung – Nam ra sao?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cho-hoa-pho-co-lau-doi-nhat-ha-noi-moi-nam-chi-mo-mot-lan-cu-den-nhung-ngay-giap-tet-lai-un-un-du-khach-ve-tham-d116045.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chợ hoa phố cổ lâu đời nhất Hà Nội mỗi năm chỉ mở một lần, cứ đến những ngày giáp Tết lại ùn ùn du khách về thăm
POWERED BY ONECMS & INTECH