Trước đó HoSE yêu cầu Chứng khoán FPT báo cáo về việc cổ phiếu FTS giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 4/11 đến 10/11/2022.
CTCP Chứng khoán FPT (mã chứng khoá FTS) công bố báo cáo về việc giá cổ phiếu FTS giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 4/11 đến 10/11/2022.
Trước đó ngày 10/11/2022 Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có côpng văn yêu cầu Chứng khoán FPT công bố thông tin về việc giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp theo quy định.
Cùng ngày Chứng khoán FPT đã có công văn phúc đáp, cho biết tình hình hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường, không có biến động hoặc sự kiện đặc biệt.
Chứng khoán FPT cho rằng giá cổ phiếu công ty giảm sàn 5 phiên liên tiếp diễn ra trong bối cảnh sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 1 tuần gần đây.
Kết phiên giao dịch hôm nay 11/11/2022 cổ phiếu FTS tiếp tục giảm sàn về mức 15.250 đồng/cổ phiếu. Nếu tính chung từ đầu tháng 11 đến nay FPT đã giảm 37% từ vùng giá 24.300 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức đáy trong vòng vài năm trở lại đây của cổ phiếu này.
Về tình hình kinh doanh, cộng doanh thu hoạt động 9 tháng đầu năm 2022 của Chứng khoán FPT đạt 633 tỷ đồng, giảm 38,3% so với doanh thu 1.024 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. Báo cáo ghi nhận lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ là 147 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi dương 332 tỷ đồng. Cổ tức, lợi nhuận nhận được từ tài sản FVTPL đạt gần 26 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt hơn 406 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán đạt gần 337 tỷ đồng – giảm hơn 60 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 228 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu cụ thể, BCTC quý 3/2022 cho biết tổng giá trị giao dịch của công ty chứng khoán trong 9 quý 3 đạt gần 12.000 tỷ đồng – trong đó tập trung phần lớn ở giao dịchc rổ phiếu. Các nhà đầu tư giao dịch qua FTS đạt hơn 60.700 tỷ đồng cũng chủ yếu tập trung ở giao dịch cổ phiếu.
Các loại tài sản tài chính FVTPL của Chứng khoán FPT đến cuối quý 3.2022 có giá trị hơn 578 tỷ đồng – giảm khoảng 520 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm – chủ yếu do giảm giá trị tiền gửi có kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi. Những cổ phiếu mà FTS “gửi gắm” gồm các cổ phiếu của May Sông Hồng (MSH) – ghi chênh lệch tăng hơn 314 tỷ đồng so với giá mua. Ngoài ra còn có 70 tỷ đồng trái phiếu – là các tráo phiếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tổng dư nợ cho vaty margin và nghiệp vụ ứng trước hơn 4.800 tỷ đồng (giảm 1.400 tỷ đồng so với đầu năm).