Chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên đầu tuần trước lo ngại áp lực lãi suất

12-04-2022 07:16|Minh Anh

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/4/2022 giảm điểm mạnh khi nhà đầu tư lo ngại việc mặt bằng lãi suất tại Mỹ lên đỉnh ba năm sẽ làm giảm tốc nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán Mỹ phiên đầu tuần tiếp tục làm buồn giới đầu tư khi Dow Jones giảm 413,04 điểm xuống 34.308,08 điểm; S&P 500 giảm 75,75 điểm xuống 4.412,53 điểm; Nasdaq giảm 299,04 điểm xuống 13.411,96 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 11/4 là 11,03 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 20 phiên 12,71 tỷ cổ phiếu.

Toàn bộ 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 chốt phiên trong sắc đỏ với năng lượng giảm sâu nhất.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giữ quanh đỉnh 3 năm trước khi số liệu lạm phát tháng 3 được công bố ngày 12/4.

Fed trước đó tuyên bố sẽ mạnh tay ứng phó lạm phát và thị trường đang dự báo hàng loạt đợt lãi suất tăng 0,5 điểm phần trăm trong những tháng tới.

“Mọi con mắt đều chờ số liệu lạm phát, dự kiến cao nhất 40 năm, có thể khiến Fed tăng lãi suất mạnh hơn và nhiều hơn”, Tuz bổ sung.

Giới phân tích cho rằng, báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ sẽ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 1981.

Căng thẳng địa chính trị cũng là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư chuyển sang tài sản an toàn với xung đột Nga – Ukraine chưa kết thúc.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I dự kiến bắt đầu trong tuần này với nhóm ngân hàng công bố đầu tiên. Giới phân tích ước tính tăng trưởng lợi nhuận của S&P 500 là 6,1%, giảm so với mức 7,5% đưa ra hồi đầu năm.

Chứng khoán Mỹ xanh mướt, Dow Jones tăng hơn 1.500 điểm sau chiến thắng của ông Trump

Dow Jones tương lai tăng vọt 1.200 điểm trước kỳ vọng ông Trump trở lại Nhà Trắng

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chung-khoan-my-giam-manh-phien-dau-tuan-truoc-lo-ngai-ap-luc-lai-suat-124576.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên đầu tuần trước lo ngại áp lực lãi suất
    POWERED BY ONECMS & INTECH