Chứng sĩ hoảng loạn vì lo sợ thắt chặt tiền tệ, cơ hội bắt đáy đã tới?
Với động thái mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, không ít nhà đầu tư bắt đầu liên tưởng đến việc thắt chặt tiền tệ trong tương lai. Đây có thể là yếu tố khiến nhà đầu tư phát sinh tâm lý hoảng loạn và bán tháo phiên sáng nay.
Trái với những suy luận của giới đầu tư, thị trường bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/9 dù đã có phiên hồi phục tốt trước đó. Chỉ số VN-Index đang bám sát đường trung bình động MA20 và ngưỡng 1.200 điểm vẫn là hỗ trợ tâm lý mạnh cho thị trường.
Tuy nhiên, việc chỉ số kết phiên với cây nến giảm điểm mạnh dạng marubozu cùng thanh khoản tăng trong đó sự suy yếu rõ rệt của nhóm ngành nhạy cảm với thị trường là nhóm chứng khoán cho thấy tâm lý của giới đầu tư có phần tiêu cực hơn và đà tăng ngắn hạn sẽ khó tiếp tục trở lại.
Kết phiên sáng 22/9, sàn HOSE có 503 mã giảm và chỉ 30 mã tăng giá; VN-Index giảm 32,8 điểm (-2,7%) và thủng mốc 1.180 điểm; giá trị giao dịch tăng vọt với gần 19.600 tỷ đồng.
Tương tự, HNX-Index giảm 9,23 điểm (-3,66%) và UPCoM-Index giảm 1,9 điểm (-2,06%).
Lực bán diễn ra trên toàn thị trường, sắc đỏ nốt chửng toàn bộ các nhóm ngành trong đó tâm điểm xả bán diễn ra ở các nhóm bán lẻ, bất động sản, chứng khoán.
Diễn biến các chỉ số ngành phiên 22/9/2023 |
Diễn biến được cho là tác động đến tâm lý thị trường 2 phiên gần nhất được cho là đến từ thông tin ngày 21/9, Ngân hàng Nhà nước (SBV) bất ngờ thông báo về việc phát hành 9.995 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất trúng thầu là 0,69%/năm.
Thời gian ghi nhận đơn dự thầu vào lúc 13h45 ngày 21/9 và đóng thầu vào lúc 15h00 cùng ngày. Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá là một lần đầu kỳ. Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá vào 19/10.
Đây là phiên đầu tiên Ngân hàng Nhà nước trở lại phát hành tín phiếu sau hơn nửa năm.
Chia sẻ về câu chuyện này, Chuyên gia Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) - bà Đỗ Thu Hà cho rằng, có 2 quan điểm của nhà đầu tư về thông tin này trong đó người tích cực thì nghĩ "tiền có rất nhiều, thể hiện qua mức lãi suất trúng thầu rất thấp" còn người tiêu cực lại nghĩ "tiền bị SBV hút về khiến thị trường giảm sâu".
Thực thế theo bà Hà, việc thực hiện T-Bills (phát hành tín phiếu) là nghiệp vụ bình thường ngắn hạn của SBV mang tính xử lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, không hề có tác động thực tới thị trường và không phải là nguyên nhân chủ đạo khiến thị trường chứng khoán tăng/giảm.
Tôi nghĩ, với động thái mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, không ít nhà đầu tư bắt đầu liên tưởng đến việc thắt chặt tiền tệ trong tương lại. Đây có thể là yếu tố khiến nhà đầu tư phát sinh tâm lý hoảng loạn và bán tháo phiên sáng nay.
Vị chuyên gia KBSV đánh giá, chính sách tiền tệ trong nước thời điểm hiện tại vẫn giữ ở mức ổn định và chưa có các biện pháp thắt chặt bởi mục tiêu quan trọng của Việt Nam hiện tại là tăng trưởng kinh tế, để tăng trưởng thì chính sách tiền tệ phải được nới lỏng. Dù vấn đề lạm phát có sự phục hồi trong tháng 8 vừa qua song vẫn trong tầm kiểm soát.
Trong khi đó, xét về vấn đề tỷ giá, Chính phủ luôn có các giải pháp kịp thời để dung hòa với các thị tường mở thông qua hoạt động mua bán USD hay xuất nhấp khẩu (để gia tăng thặng dư thương mại).
"Trên góc độ kỹ thuật, thị trường chứng khoán hiện đang trong giai đoạn Sideway nên biến động hiện tại chỉ mang tính tâm lý. Thị trường điều chỉnh là cơ hội để mua vào với các cổ phiếu tăng trưởng, các cổ phiếu đã chiết khấu mạnh hoặc cổ phiếu của các doanh nghiệp được kỳ vọng phục hồi lợi nhuận", bà Hà nhận định.
VN-Index vượt 1.230 điểm, một doanh nghiệp bị bán 40% vốn
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm