Tài chính Ngân hàng

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Ngành ngân hàng 2025 đón sóng tăng trưởng, vượt thách thức để bứt phá

Hà Anh 01/01/2025 07:16

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhận định năm 2025 sẽ là cơ hội vàng cho ngành ngân hàng bứt phá, nhưng đi cùng là không ít thách thức cần vượt qua.

chuyen-gia-1920-x-1300-px-_20241231_224915_0000.jpg

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, ngành ngân hàng bước vào một giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng không kém phần hứa hẹn. Giữa bức tranh đầy biến động đó, đâu là những điểm sáng, "cơ hội vàng" để ngành bứt phá cho năm 2025?

Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Minh Phong - Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội để có cái nhìn tổng quát hơn về năm cũ và đón bước một năm tới…

nam-2024-la-nam-ma-ngan-hang-nha-nuoc-phai-xu-ly-nhieu-van-de_20241231_214045_0000.png
chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_210815_0000.png

Năm 2024 không phải là một năm đặc biệt thành công của ngành ngân hàng, mà là năm Ngân hàng Nhà nước phải xử lý nhiều vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm sáng đáng ghi nhận.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý hiệu quả vấn đề giá vàng. Mặc dù lúc đầu, cách xử lý chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng về sau đã ổn hơn. Ngân hàng Nhà nước đã xử lý giá vàng để phù hợp với giá thế giới và góp phần giảm thiểu tình trạng căng thẳng đầu cơ cũng như quan ngại của người dân. Đây là một trong những thành công.

Tuy nhiên, việc chậm điều chỉnh Nghị định 24 để xử lý căn cơ thị trường vàng vẫn là một tồn tại. Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo rõ ràng, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái cụ thể.

Thứ hai, về vấn đề lãi suất. Dù đã có nỗ lực, nhưng tốc độ giảm vẫn chậm và mức lãi suất cho vay còn cao so với lãi suất huy động. Do đó, đây là năm mà ngân hàng gặp khó khăn do chênh lệch lãi suất huy động và cho vay cao.

Thứ ba, ngân hàng cũng đã có những nỗ lực trong việc cải thiện điều kiện cho vay. Năm 2024, ngân hàng đã giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn. Trong đó có vấn đề liên quan tới cho vay bất động sản cũng như cho vay một số những lĩnh vực ưu tiên. Nhưng việc chậm triển khai giải ngân gói 120.000 tỷ đồng và hiện là gói 145.000 tỷ đồng về nhà ở xã hội cũng cho thấy rằng vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế này.

holidays_20241231_230139_0000.jpg

Mặt khác, về dư nợ tín dụng cũng không thể gọi là thành công bởi dư nợ tăng rất chậm. Việc này một phần do các doanh nghiệp có sức hấp thụ vốn yếu, cơ hội đầu tư không nhiều, nhưng quan trọng hơn là điều kiện vay vốn cũng như lãi suất vay cao. Điều này khiến các doanh nghiệp không vay được. Như vậy, tốc độ tăng dư nợ tín dụng chưa đáp ứng được những yêu cầu thị trường.

chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_210912_0000(1).png

Đây là một chính sách rất tích cực, thể hiện sự linh hoạt và đổi mới của Ngân hàng Nhà nước. Thay vì áp dụng cách phân bổ “cào bằng”, cơ chế này đã khuyến khích các ngân hàng làm việc uy tín hơn, sở hữu danh mục khách hàng chất lượng và kiểm soát nợ hiệu quả.

Chính sách này không chỉ thúc đẩy các ngân hàng phát triển thị phần một cách linh hoạt, mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính nói chung. Việc trao quyền chủ động cho các ngân hàng giúp họ xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp với năng lực nội tại.

Chính sách này của Ngân hàng Nhà nước nên được duy trì và mở rộng trong những năm tiếp theo để tạo động lực phát triển bền vững cho ngành ngân hàng.

nam-2024-la-nam-ma-ngan-hang-nha-nuoc-phai-xu-ly-nhieu-van-de_20241231_215943_0000.png
chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_211301_0000.png

Năm 2025 mang đến nhiều cơ hội quan trọng, tiếp nối từ những thành công của năm 2024. Dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm tới sẽ cao hơn, kéo theo sự gia tăng nhu cầu đầu tư và vay vốn. Đây chính là cơ hội lớn để các ngân hàng mở rộng dư nợ tín dụng, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thứ hai, áp lực lạm phát được dự báo sẽ không quá cao, giúp giảm bớt gánh nặng tăng lãi suất so với các năm trước. Điều này tạo dư địa để các ngân hàng có thể điều chỉnh lại lãi suất và tỷ giá, góp phần kích thích kinh doanh, đồng thời giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính.

Thứ ba, lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục là điểm sáng. Sau những thành công trong năm 2024 nhờ vào việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, năm 2025 hứa hẹn sẽ đẩy mạnh hơn nữa xu hướng này, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề an ninh tài chính, đảm bảo an toàn hệ thống và phòng chống rủi ro, bao gồm cả các yếu tố kỹ thuật và đạo đức. Đây sẽ là thách thức cần được giải quyết để duy trì sự ổn định và niềm tin từ khách hàng.

Ngoài ra, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, tạo điều kiện cho việc nâng trần cho vay. Nhu cầu vốn trong lĩnh vực này có thể gia tăng, đồng thời dòng tiền trả nợ ngân hàng được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tín dụng.

chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_211541_0000.png

Sang năm 2025, ngành ngân hàng vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại.

Thứ nhất, vấn đề lãi suất vẫn là một bài toán khó. Làm thế nào để giảm lãi suất hơn nữa mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng? Hiện tại, phần lớn lợi nhuận của ngân hàng đến từ chênh lệch lãi suất, điều này có thể có lợi cho ngân hàng nhưng lại gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và người dân. Để giảm lãi suất mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận, ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Thứ hai, rủi ro đạo đức và rủi ro công nghệ đang là những vấn đề nghiêm trọng. Các ngân hàng cần nâng cao uy tín bằng việc đảm bảo an toàn thanh toán, bảo vệ tài khoản khách hàng và tăng cường phòng chống các hành vi sai trái, vi phạm đạo đức.

Thứ ba, nợ xấu và nợ khó đòi vẫn là vấn đề dai dẳng chưa được cải thiện đáng kể. Nếu việc cho vay không được quản lý chặt chẽ, đặc biệt khi có dấu hiệu liên quan đến lợi ích nhóm hoặc các rủi ro đạo đức, nguy cơ tái diễn các trường hợp như SCB là rất cao. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Cuối cùng, duy trì sự ổn định của thị trường tài chính – tiền tệ là một thách thức lớn. Việc phát triển thị trường vốn và hỗ trợ hệ thống ngân hàng lành mạnh là cần thiết để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là một bài toán phức tạp.

Năm 2025, Chính phủ chỉ đạo sẽ ưu tiên phát triển kinh tế nhưng vẫn phải giữ được ổn định và kiểm soát lạm phát. Có thể nói, đây là bài toán không dễ giải bởi những lời giải cho mỗi mục tiêu sẽ khác nhau, thậm chí ngược nhau. Chẳng hạn, muốn tăng trưởng kinh tế, phải bơm ra thị trường nhiều tiền, tín dụng, nhưng khi kiểm soát lạm phát thì phải hạn chế.

Đây là một bài toán đòi hỏi nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo, sự linh hoạt trong chính sách của ngân hàng.

chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_211704_0000.png

Thực tế, các ngân hàng đã bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ, tập trung vào số hóa và phát triển các sản phẩm ngân hàng gắn với công nghệ điện tử. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đôi khi lại phản tác dụng.

Ví dụ, một số ngân hàng khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ vay vốn với lãi suất cao hơn, bất chấp tâm lý e ngại rủi ro từ phía khách hàng. Thậm chí, một số sản phẩm điện tử còn khiến người dùng cảm thấy không an toàn hoặc bị ép buộc sử dụng, gây phản cảm và giảm niềm tin.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các ngân hàng cần tránh trong năm tới là việc bắt tay với các công ty bảo hiểm theo cách làm mất uy tín chính mình. Khi khách hàng cảm thấy bị ép buộc hoặc lo sợ bị lừa đảo, họ sẽ dần quay lưng lại với ngân hàng, tạo ra nguy cơ thu hẹp thị phần.

Vì vậy, để duy trì và phát triển, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn về tài chính, công nghệ, uy tín và giảm những chi phí về phí ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đang có xu hướng tăng phí và cái gì cũng cần có phí. Điều này có thể tạo ra những tình huống mất sức cạnh tranh, nhất là so với các ngân hàng ngoại.

chuyen-gia-1500-x-500-px-_20241231_211913_0000.png

Trước tiên, cần làm rõ rằng ngân hàng chỉ ngừng giao dịch với các dịch vụ điện tử đối với những tài khoản chưa được xác thực. Những giao dịch trực tiếp như gửi tiết kiệm không yêu cầu xác minh sinh trắc học. Nếu áp dụng một cách cứng nhắc, chính sách này có thể gây phản ứng từ người dân, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc những người không sử dụng dịch vụ điện tử. Với họ, việc gửi tiết kiệm chỉ đơn giản là mang sổ đến ngân hàng, không cần thêm thủ tục phức tạp.

Vì vậy, việc triển khai chính sách này cần phải làm một cách rõ ràng và rõ đối tượng.

Thứ hai là những yêu cầu về an toàn bởi vừa rồi đã xuất hiện một số những tình huống người dân bị lừa đảo. Nhất là khi các đối tượng lừa đảo dùng AI, tái hiện như hình ảnh thật cũng gây rủi ro. Trong khi đó, cơ chế để bảo lãnh, cơ chế đảm bảo an toàn, cơ chế đền bù chưa rõ. Lúc này, người dân lại phải gánh chịu hậu quả.

Xin cảm ơn ông!

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-nguyen-minh-phong-nganh-ngan-hang-2025-don-song-tang-truong-vuot-thach-thuc-de-but-pha-268992.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Ngành ngân hàng 2025 đón sóng tăng trưởng, vượt thách thức để bứt phá
    POWERED BY ONECMS & INTECH