Thế giới

Ngành ngân hàng, bảo hiểm bùng nổ, đua nhau khai thác thị trường 'tóc bạc' ở Hồng Kông

Thanh Lê 28/12/2024 12:15

Cư dân trên 65 tuổi chiếm khoảng 22% trong tổng số 7,5 triệu người dân Hồng Kông vào năm 2023.

Trước xu hướng già hóa dân số ngày càng rõ rệt tại Hồng Kông (Trung Quốc), các định chế tài chính lớn như HSBC, Manulife và BOC Life đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phục vụ người cao tuổi.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê, nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 22% trong tổng số 7,5 triệu dân của thành phố, với tuổi thọ trung bình tăng đáng kể từ năm 1971 đến 2023 - từ 67,8 lên 82,5 năm đối với nam giới và từ 75,3 lên 88,1 năm đối với nữ giới.

z6168195222749_d3ed6afd259a6485d91504696257b2d5.jpg
Ảnh minh họa

BOC Life đang mở rộng chương trình “RetireCation” mà họ đã ra mắt vào tháng trước, cho phép người tham gia sử dụng giá trị tiền mặt của các kế hoạch hưu trí để thanh toán chi phí lưu trú tại các bất động sản của đối tác ở các thành phố lớn của Trung Quốc đại lục. Công ty này dự định mở rộng phạm vi bảo hiểm sang Đông Nam Á và Nhật Bản vào năm tới.

Wilson Tang, Giám đốc điều hành của BOC Life, cho biết: “Trước đây, các công ty bảo hiểm chủ yếu tập trung vào việc cung cấp bảo vệ cho các gia đình khi người trụ cột qua đời đột ngột. Nay, nhu cầu bảo vệ hưu trí đang tăng lên khi người dân sống lâu hơn. Họ cần bắt đầu kế hoạch hưu trí sớm hơn”.

Ông Tang cho biết thêm công ty sẽ phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng có tài sản lớn, đặc biệt liên quan đến lập kế hoạch tài sản.

HSBC cũng ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm chuyển giao tài sản giữa các thế hệ. Edward Moncreiffe, Giám đốc điều hành mảng bảo hiểm toàn cầu của HSBC, cho biết người giàu ở Hồng Kông ngày càng coi bảo hiểm như một công cụ lập kế hoạch tài sản linh hoạt.

Vào tháng 1, HSBC Life đã bán một hợp đồng bảo hiểm trị giá kỷ lục thế giới 250 triệu USD, góp phần đưa giá trị bảo hiểm mới của nhóm tăng 77% lên 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm. HSBC cũng đã cải thiện các tính năng của Quỹ Hưu trí Bắt buộc (MPF), bổ sung thêm lựa chọn rút tiền hàng tháng bên cạnh các hình thức rút một lần hoặc từng phần.

Moncreiffe cho biết có một nhu cầu mạnh mẽ từ các cá nhân giàu có đối với các chính sách kế hoạch tài sản quy mô lớn như vậy. “Ngành bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu này vì các hợp đồng bảo hiểm có người thụ hưởng được chỉ định, có thể thực hiện ngoài thủ tục thừa kế công khai, cung cấp tính thanh khoản và khả năng chia tách, và có thể chuyển giao một khoản tài sản rất lớn".

Manulife, nhà cung cấp hưu trí lớn nhất tại Hồng Kông, cũng đang tích cực mở rộng thị phần trong nền kinh tế ‘tóc bạc’, nơi tuổi thọ đứng thứ hai trên thế giới. Patrick Graham, Giám đốc điều hành Manulife Hồng Kông, dự báo hơn 30% dân số sẽ trên 65 tuổi vào năm 2041.

“Chúng tôi dự báo nhu cầu mạnh mẽ từ nhóm dân số này đối với các giải pháp chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm nhằm đáp ứng nhu cầu về tuổi thọ của họ”, ông nói thêm.

Đặc biệt, Manulife còn có chông từ 65 tuổi trở lên đang sinh sống (tăng 11% so với năm 2017).

Theo SCMP

>> Quốc gia Đông Nam Á vượt mặt Hồng Kông trong cuộc đua trở thành trung tâm tiền điện tử hàng đầu thế giới

4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đè bẹp hơn 4.000 cái tên còn lại, chiếm gần một nửa lợi nhuận ngành

Chưa từng có trong lịch sử: 3 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị kiện vì vụ lừa đảo Zelle, gần 1 triệu khách hàng sập bẫy

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nganh-ngan-hang-bao-hiem-bung-no-dua-nhau-khai-thac-thi-truong-toc-bac-o-hong-kong-133354.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngành ngân hàng, bảo hiểm bùng nổ, đua nhau khai thác thị trường 'tóc bạc' ở Hồng Kông
    POWERED BY ONECMS & INTECH