Chuyên gia nói gì về khả năng thu hồi vốn của các trái chủ vụ Tân Hoàng Minh?

05-04-2022 09:30|Minh Anh

Việc bất ngờ hủy bỏ 10.000 tỷ đồng trái phiếu huy động của Tân Hoàng Minh khiến các nhà đầu tư lo lắng liệu bản thân có bị mất tiền oan.

Chuyên gia nhận định về vụ việc hủy 9 đợt phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Giới phân tích nhận định việc UBCKNN huỷ 9 đợt phát hành trái phiếu, trị giá 10.030 tỷ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là động thái chưa từng có trên thị trường. Nếu không giải quyết ổn thỏa quyền lợi của trái chủ là tổ chức và cá nhân cùng các chủ thể liên quan như đại lý phát hành, công ty tư vấn phát hành, sẽ trở thành một điểm nóng phức tạp trên thị trường tài chính.

Một chuyên gia cho rằng, nếu Tân Hoàng Minh và trái chủ đơn thuần xử lý theo phương án vô hiệu hợp đồng thì không thuận lý lắm, nhất là nếu trái phiếu đó đã giao dịch vài lần.

Theo đó, việc tuyên vô hiệu tuần tự các giao dịch cũng tương đối rắc rối sau này tranh chấp quyền và nghĩa vụ nợ sẽ căn cứ vào đâu khi xác nhận sở hữu trái phiếu thành vô giá trị?

Trái chủ liệu có được bảo vệ quyền lợi hợp pháp?

Căn cứ định tại Điều 6 Nghị định 156/NĐ-CP, Tân Hoàng Minh sẽ bị xử lý như sau: "Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.”

Đồng thời các biện pháp khắc phục gồm có:

“Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc"

"Thời hạn thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.”

Luật quy định là vậy nhưng liệu Tân Hoàng Minh có mua lại được số trái phiếu đó hay không thì lại là câu chuyện dòng tiền doanh nghiệp. Khả năng cao, Tân Hoàng Minh không thể mua lập tức cả 9 lô trái phiếu bị huỷ do tiền đã được đẩy vào dự án. Từ đó dẫn đến hai hậu quả pháp lý xảy ra

Thứ nhất, doanh nghiệp chấp nhận phá sản. Việc trả nợ của doanh nghiệp trong trường hợp này được ưu tiên theo thứ tự: thuế, lương cho người lao động, thanh toán cho nhà cung cấp (điện, nước, nguyên vật liệu…), các khoản nợ ngân hàng, gần cuối mới là các khoản nợ từ trái phiếu.

Thứ hai, Tân Hoàng Minh phải thu xếp chuyển nhượng dự án. Tức doanh nghiệp này phải chấp nhận bị mua bán và sáp nhập các dự án đang có (M&A).

Xem thêm: Sau hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu, Tân Hoàng Minh xử lý thế nào với số tiền trái chủ?

Dự án ‘dát vàng’ D’.Palais de Louis đổi tên, liệu có đổi vận?

Tân Hoàng Minh dùng hơn 10.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu vào việc gì?

Hôm nay xét xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-noi-gi-ve-kha-nang-thu-hoi-von-cua-cac-trai-chu-vu-tan-hoang-minh-124300.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia nói gì về khả năng thu hồi vốn của các trái chủ vụ Tân Hoàng Minh?
POWERED BY ONECMS & INTECH