Chuyện ngược đời ở EVN: Doanh thu, sản lượng vượt kế hoạch nhưng lỗ đậm - Mỗi kWh điện bán ra EVN mất 180 đồng

18-12-2022 09:58|Băng Băng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu. Năm 2023 nếu giá bán lẻ điện không được điều chỉnh, EVN sẽ tiếp tục lỗ.

Vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Theo tổng kết, năm 2022, tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 39.219 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021.

Trong đó, một số tập đoàn tiêu biểu hoàn thành vượt mức rất cao so với kế hoạch như PVN, VIMC... Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ đột biến 31.000 tỷ đồng.

Giải trình về khoản lỗ khủng trong năm 2022, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN cho biết 2022 là một năm hết sức khó khăn đối với EVN và các đơn vị thành viên.

Doanh thu toàn tập đoàn năm 2022 ước đạt 460.730 tỷ đồng, tăng 4,31% so năm 2021 và vượt kế hoạch năm. Doanh thu công ty mẹ EVN ước đạt 385.300 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch và tăng 11,28% so năm 2021. Giá trị nộp ngân sách năm 2022 toàn tập đoàn ước đạt 22.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí mua điện của EVN tăng rất cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022, theo đó lợi nhuận dự kiến ấm 31.360 tỷ đồng.

Công ty mẹ EVN lỗ do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng giá đầu vào của chi phí nhiên liệu, đồng thời EVN trích lập dự phòng cho khoản lỗ của các công ty con. EVN đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các Bộ ngành cho điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới.

“Chúng tôi đạt kế hoạch sản lượng, doanh thu nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ. Hiện nay, giá than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và tăng 3 lần so với đầu năm 2022. Việc tăng thêm này khiến chi phí của EVN tăng lên 47.000 tỷ đồng trong năm 2022. Giá khí ăn theo giá dầu tăng 5.500 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 180 đồng”, ông Trần Đình Nhân cho biết.

Trước thực tế trên, EVN kiến nghị Ủy ban chính thức xác nhận EVN lỗ do nguyên nhân khách quan. Năm 2023 nếu không được điều chỉnh giá bán lẻ điện , EVN tiếp tục lỗ.

Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo, EVN đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục báo cáo và kiến nghị Thủ tướng về việc sớm áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi. EVN kiến nghị Uỷ ban chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam tăng cường khai thác than trong nước để cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện. Uỷ ban có giải pháp để giảm giá than bán cho sản xuất điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai Quyết định số 1479 của Thủ tướng và kế hoạch huy động các nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty tham gia các hoạt động, dự án đóng góp vào chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu.

Bảo đảm cung ứng than để huy huy động nhiệt điện ở mức cao trong năm 2025

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220kV Đô Lương - Nam Cấm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-nguoc-doi-o-evn-doanh-thu-san-luong-vuot-ke-hoach-nhung-lo-dam-moi-kwh-dien-ban-ra-evn-mat-180-dong-162735.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyện ngược đời ở EVN: Doanh thu, sản lượng vượt kế hoạch nhưng lỗ đậm - Mỗi kWh điện bán ra EVN mất 180 đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH