Phiên sáng nay - 7/2/2022, nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục tạo sóng trở lại với 4/5 mã đại diện tăng trần (ngoại trừ HAI tăng tròn 5%). Điều gì đã khiến những mã này tăng đồng loạt? Do kết quả kinh doanh, triển vọng doanh nghiệp hay do đội lái?
Sau chuỗi lao dốc 30 - 50% thị giá trong chưa đầy 1 tháng (từ 11 - 28/1/2220, nhóm cổ phiếu họ FLC như FLC, HAI, ART, KLF, ROS đã để lại ấn tượng khá tiêu cực trong mắt nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông nuôi sách/chiến lược làm giàu hoặc có ý định "mang tiền về cho mẹ" trong những ngày cận Tết 2022.
Cú sốc mang tên Tân Hoàng Minh và vụ bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã thổi bay những cố gắng của hàng vạn cổ đông bất động sản/nhóm penny trong cả năm 2021.
Từ "anh Quyết", "Chủ tịch thân yêu",... nhà đầu tư đã quay 180 độ sang thái độ bực tức khi nhìn tài khoản của mình bị bốc hơi từng ngày mà không thể thoát được hàng. Trong "cuộc chạy loạn" này, đại diện tiêu biểu là mã FLC từ thanh khoản 290 triệu cổ phiếu trong các ngày 10 - 11/1/2021 đã rơi mạnh về chỉ còn vài trăm nghìn - một hai triệu đơn vị được khớp lệnh; kéo theo đo là lượng tồn bán lên đến 70 triệu đơn vị/phiên.
Không ít nhà đầu tư đã chọn rời đi hoặc "cạch mặt" nhóm cổ phiếu FLC ngay khi hàng đã được thoát và tài khoản đã "rau ngót" khá nhiều. Tuy nhiên, khi lòng tham trỗi dậy, "sắc tím" của cổ phiếu đầu cơ trở lại đã ngay lập tức tẩy rửa "ký ức cay đắng" của rất nhiều nhà đầu tư để rồi họ lại lao vào "bắt đáy", "múc" thậm chí là "thua ở đâu - gấp đôi tại đó".
Phiên sáng nay - 7/2/2022, nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục tạo sóng trở lại với 4/5 mã đại diện tăng trần (ngoại trừ HAI tăng tròn 5%). Điều gì đã khiến những mã này tăng đồng loạt? Do kết quả kinh doanh, triển vọng doanh nghiệp hay do đội lái?
Về tình hình kinh doanh, xét cụ thể tại Tập đoàn FLC (HOSE: FLC), mới nhất, doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần đạt 1.167 tỷ đồng - giảm 67% so với cùng kỳ năm 2020 và là mức doanh thu thấp nhất hơn 5 năm qua của FLC; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 15 tỷ đồng - giảm đến 99% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế cả năm 2021, Tập đoàn FLC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.772 tỷ đồng - giảm 50% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế 162,7 tỷ đồng - giảm gần 2,6 lần so với năm ngoái.
Năm 2021, FLC đặt mục tiêu mang về 15.250 tỷ doanh thu và 880 tỷ lợi nhuận sau thuế. Như vậy, kết thúc năm 2021, FLC chỉ thực hiện được khoảng 45% chỉ tiêu doanh thu và 9,5% chỉ tiêu lợi nhuận.
Đến hết 31/12/2021, nợ phải trả của FLC là khoảng 24.000 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn gần 16.000 tỷ đồng.
Có một thực tế là rất nhiều cổ phiếu đầu cơ hiện này đều có bóng dáng của các "tay to" và đội lái (có thể là người nhà hoặc các cận thần của lãnh đạo doanh nghiệp).
Còn nhớ, trước khi đáp sàn trong nửa sau phiên chiều 10/1/2022, cổ phiếu FLC đang neo ở mức giá trần khiến cho những cổ đông lỡ tay đu đỉnh giá 24.xxx đồng phút chốc "mất cả chì lẫn chài". Với mức giá 11.850 đồng trong phiên sáng 7/2, đến bao giờ các cổ đông này sẽ trở lại bờ nếu không dám mạnh tay cut loss.
Vẫn có khá nhiều ý kiến nhà đầu tư cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để vào trở lại nhóm cổ phiếu này. Một nhà đầu tư cho rằng: "Không phận biệt đạo đức hay lừa đảo, mình cứ thấy mã nào có lái vào là vô" trong khi một ý kiến khác bày tỏ quan ngại về việc lái sẽ "up bô" nhà đầu tư trong phiên chiều.
Tập đoàn FLC thông tin tình hình kinh doanh 10 tháng năm 2024
Lãnh đạo FLC: 'Mọi cổ đông đều có thể khiếu nại khi quyền của họ bị vi phạm'