Điểm đến

Có gì bên trong 3 Công viên Địa chất toàn cầu của Việt Nam được UNESCO công nhận?

Hoàng Giang 25/11/2023 - 11:13

Việt Nam đã có 3 địa phương vinh dự được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu.

"Công viên Địa chất toàn cầu" được định nghĩa là một khu vực tự nhiên chứa đựng tập hợp các di sản địa chất và cảnh quan tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục, phát triển bền vững, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội và có diện tích lớn để phát triển kinh tế địa phương, thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác được UNESCO công nhận.

Ở Việt Nam, UNESCO đã công nhân 3 Công viên Địa chất toàn Cầu, bao gồm Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (năm 2010); Công viên Địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng (năm 2018); và Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông (năm 2020). Những công viên địa chất này không chỉ hứa hẹn là những địa điểm đẹp tự nhiên nổi bật mà còn là những điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, mang đến không chỉ vẻ đẹp tự nhiên ấn tượng mà còn sự đa dạng văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương và các đặc sản độc đáo của khu vực.

Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn Cầu bởi Hội đồng Tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN). Cao nguyên đá Đồng Văn được xác định là một trong những khu vực đá vôi đặc biệt, lưu giữ những dấu vết đặc trưng về sự phát triển lịch sử của vỏ Trái Đất với các hiện tượng tự nhiên, cảnh quan độc đáo và sự đa dạng sinh học cao.

Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.356,8 km2, trong đó có 80% là núi đá vôi, kéo dài qua 4 huyện của tỉnh Hà Giang: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.

Toàn bộ cao nguyên phủ bởi những phiến đá lô nhô màu xám đậm nhưng được sắp xếp một cách hoàn hảo bởi mẹ thiên nhiên, tạo nên một bức tranh tuyệt vời khiến lòng người say mê.

den-ha-giang-kham-pha-cong-vien-dia-chat-toan-cau-cao-nguyen-da-dong-van-02-1642429841

Không chỉ có cơ hội để khám phá vẻ đẹp vô tận của thiên nhiên, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng núi cao Hà Giang. Cộng đồng 17 dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Nùng… ở vùng núi cao Đồng Văn vẫn giữ nguyên các giá trị văn hóa truyền thống riêng biệt, cung cấp một kho tàng của những trải nghiệm thú vị để du khách có thể khám phá.

134

Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng)

Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng đã chính thức nhận được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu vào tháng 4 năm 2018, trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu thứ hai tại Việt Nam. Đây là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam, nơi du khách có thể khám phá lịch sử của Trái Đất thông qua những dấu tích độc đáo. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản và đặc biệt là cảnh quan đá vôi, tất cả đều là những minh chứng cho sự tiến hóa và biến đổi của Trái Đất.

Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng cũng là một địa điểm liên quan mật thiết đến lịch sử và văn hóa của Việt Nam với hơn 215 di tích được xếp hạng và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, hang Pác Bó, suối Lê Nin, hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao và vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.

Thác Bản Giốc.

Thác Bản Giốc.

Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông (Đắk Nông)

Vào ngày 7/7/2020, UNESCO đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất Toàn cầu. Nằm trong cao nguyên M’Nông, Công viên Địa chất Đắk Nông không chỉ mang đến khung cảnh thơ mộng và hùng vĩ mà còn là điểm hội tụ của các giá trị tiêu biểu về địa chất, khảo cổ, văn hoá và đa dạng sinh học đặc trưng.

Empty

Điểm đặc biệt nhất của Công viên Địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động núi lửa dài nhất trong khu vực Đông Nam Á, được hình thành từ hoạt động phun trào của núi lửa Nâm Blang (Buôn Choah). Công viên này sở hữu khoảng 65 điểm di sản địa chất, bao gồm địa mạo và điểm nhấn là hệ thống gần 50 hang động cùng với các miệng núi lửa và thác nước.

Thác Liêng Nung.

Thác Liêng Nung.

Ngoài những di sản địa chất, Công viên Địa chất Đắk Nông còn là nơi lưu giữ các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quan trọng của khu vực. Điều này bao gồm Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt như Đường mòn Hồ Chí Minh và một số di tích cấp quốc gia khác.

Hồ Tà Đùng nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

Hồ Tà Đùng nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

Các Công viên Địa chất Toàn cầu tại Việt Nam nói trên đang ngày càng phát huy được giá trị tự nhiên của nó và đem lại cả giá trị cho xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các Công viên Địa chất này đang đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển du lịch địa chất bền vững, hướng tới mục tiêu giáo dục và mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương.

>> Tỉnh có diện tích bé nhất Việt Nam, từng thuần nông nhưng giờ đây “bứt phá” lọt Top giàu nhất cả nước, nắm giữ di sản được UNESCO công nhận

Nhà cổ 200 tuổi ở miền Tây Việt Nam được giới khảo cổ Nhật mệnh danh "cửu đại mỹ gia", UNESCO công nhận là Di sản văn hóa

"Làng" 5 sao ở miền Bắc Việt Nam được cấp sổ đỏ vĩnh viễn, vị trí đắc địa 'lưng tựa Hàm Rồng, mắt hướng Mường Hoa' được UNESCO bảo tồn

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/co-gi-ben-trong-3-cong-vien-dia-chat-toan-cau-cua-viet-nam-duoc-unesco-cong-nhan-d112003.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Có gì bên trong 3 Công viên Địa chất toàn cầu của Việt Nam được UNESCO công nhận?
POWERED BY ONECMS & INTECH