COVID-19 đã làm chậm lại tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhưng COVID-19 đang tạo ra cả áp lực phải làm và cũng là cơ hội để thay đổi, và cũng là lúc có những thuận lợi để DNNN vượt lên và thay đổi.
Đây là cơ hội thay đổi thị trường, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao quản trị doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản trị, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại nguồn nhân lực...
Thị trường cũng đang mở ra cơ hội và điều kiện cho một số thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa.
Cục trưởng Đặng Quyết Tiến gửi gắm thông điệp: Trong khó khăn này cũng là lúc nhiều doanh nghiệp có cơ chiếm lĩnh thị trường khi thị trường đang bị cơ cấu lại.
Vừa qua trên thị trường thấy rằng khi mà nền kinh tế phục hồi thì tất cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá, và các mặt hàng này là thế mạnh của DNNN, như xăng dầu, sắt thép, phân bón... Giá hàng tăng, lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu tăng, doanh nghiệp có dư địa để phát triển tiếp.
Khi doanh nghiệp sắp xếp, cơ cấu lại, và sau cấu cổ phần hóa thì quản trị tốt hơn, theo đó giảm chi phí và tiếp cận nâng cao năng suất và sản lượng cộng với thị trường có cầu lớn, giá tăng cao, thì doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có nguồn lực hơn.
Đó là cơ hội để doanh nghiệp có dư địa trong việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu và cổ phần hóa.
Cơ cấu lại DNNN là quá trình thường xuyên liên tục và tùy từng thời kỳ bám sát cơ chế thị trường để có giải pháp và lộ trình phù hợp, có phương thức và hình thức thích hợp.
COVID-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội.
Trong đại dịch này lại là cơ hội để làm những việc mà ở thời điểm bình thường sẽ khó làm được. Đó là tận dụng áp lực thay đổi do dịch bệnh, từ thay đổi quản trị doanh nghiệp, sắp xếp lao động, minh bạch thông tin, giảm chi phí hoạt động...
Làm được những việc này cộng với lợi thế về quy mô, lợi thế về lĩnh vực đang hoạt động và lợi thế về thị trường và ngành nghề, khu vực DNNN sẽ tìm được địa bàn để chiếm lĩnh, không chỉ trong nước, mà cả nước ngoài, khi thị trường đang cơ cấu lại rất mạnh.