Có nên mua bán cổ phiếu theo hành động của khối ngoại?

02-12-2022 17:35|Đức Quân

với diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại, không ít ý kiến cho rằng VN-Index có thể hồi phục và kết năm 2022 (Dương lịch) ở ngưỡng 1.150 điểm đổ lại

hmt.jpeg

Chuyên gia chứng khoán Huỳnh Minh Tuấn

Kết phiên giao dịch cuối tháng 11/2022 tại mức 1.048,42 điểm, VN-Index đã chính thức ngắt được chuỗi 2 tháng điều chỉnh liên tiếp trước đó.

Điểm đáng chú ý ở chỗ, trong khi nhóm nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng thì nhà đầu tư cá nhân trong nước lại bán ròng mạnh.

Cụ thể, trên cả 3 sàn, khối ngoại đã vào ròng gần 17.000 tỷ (trong đó mua gần 16.000 tỷ trên sàn HOSE). Ngược chiều, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước đã xả bán hơn 19.000 tỷ.

Trả lời VNeconomy mới đây, ông Huỳnh Minh Tuấn, sáng lập CTCP FIDT cho rằng, giai đoạn vừa qua thị trường liên tục điều chỉnh mạnh dẫn đến làn sóng bán giải chấp cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân (nhóm nhà đầu tư thường xuyên sử dụng đòn bẩy) diễn ra mạnh mẽ, ngay cả các cổ phiếu của lãnh đạo công ty cũng bị giải chấp.

Bên cạnh đó, giá cổ phiếu suy giảm liên tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ gây nên hiện tượng bán tháo trên diện rộng.

Tuy nhiên, với diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại, không ít ý kiến cho rằng VN-Index có thể hồi phục và kết năm 2022 (Dương lịch) ở ngưỡng 1.150 đổ lại. Điều này đồng nghĩa với việc VN-Index sẽ tiếp tục hồi phục trong tháng 12 nay và khối ngoại có thể sẽ ghi nhận thêm các hoạt động vào ròng cổ phiếu.

Thực tế, xu hướng mua bán của khối ngoại cũng khác trước khi chuyển sang lướt sóng nhiều hơn là tích lũy. Bày tỏ góc nhìn xoay quanh ý kiến nhà đầu tư cá nhân nên xem việc mua ròng lớn của khối ngoại là chỉ báo để giao dịch, ông Tuấn khẳng định: "Đúng là trước đây khối nhà đầu tư nước ngoài được coi là nhân tố tác động mạnh tới tâm lý của giới đầu tư trong nước.

Trên thực tế, nhóm đầu tư này tại các quốc gia khác luôn được chú ý và săn sóc kỹ bởi dòng vốn không nhỏ và khả năng dẫn dắt thị trường của họ. Trước khi giải ngân tiền vào thị trường họ sẽ thực hiện công tác nghiên cứu rất kỹ về một cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu có ý định đầu tư trong khi đó không ít nhà đầu tư sẽ ra quyết định dựa trên dòng tiền được cho là “thông minh” nên quyết định của khối ngoại thường được đánh giá cao.

Đó là cho đến khi nhà đầu tư cá nhân “áp đảo” về giá trị giao dịch trên sàn từ giữa năm 2021 với tỷ trọng giao dịch chiếm phần lớn giá trị giao dịch trên thị trường. Thời điểm này, tầm quan trọng của khối ngoại đã không còn nhiều như trước nữa.

Kể từ khi Fed liên tục tăng lãi suất, nhu cầu rút vốn của khối ngoại gia tăng và nhiều quỹ ngoại phải liên tục bán ra cổ phiếu để trả tiền cho nhà đầu tư. Việc này vô tình khiến nhiều quỹ phải mua bán nhiều hơn nhằm cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu trong danh mục, đáp ứng nhu cầu rút vốn trong ngắn hạn. Sự không ổn định về nguồn vốn cũng khiến một số quỹ “lướt nhiều hơn” để cân đối danh mục.

Góc độ cá nhân tôi, vị chuyên gia đến từ FIDT cho rằng, nhà đầu tư không nên xem biến động giao dịch của khối ngoại làm chỉ báo mà chỉ nên lấy đó nhằm tham khảo cho chiến lược đầu tư của cá nhân mình.

"Xét theo góc độ giao dịch các bên, tôi cho rằng nên xem xét giao dịch tất cả các bên như nhà đầu tư tổ chức, tự doanh chứng khoán bên cạnh giao dịch của khối ngoại. Điều tiên quyết khi bước vào đầu tư là phải có cho mình một chiến lược và kỳ vọng cụ thể.

Thị trường trái phiếu thứ cấp khởi sắc: Lợi suất tăng, khối ngoại trở lại

Mua gì cho danh mục chứng khoán cuối năm 2024?

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-nen-mua-ban-co-phieu-theo-hanh-dong-cua-khoi-ngoai-160764.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Có nên mua bán cổ phiếu theo hành động của khối ngoại?
    POWERED BY ONECMS & INTECH