Mở cửa phiên sáng 1/4/2022, VN-Index và các chỉ số giao dịch không quá tiêu cực; tâm lý nhà đầu tư dường như đã ổn định hơn trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022.
VN30-Index hiện sắc xanh tích cực với hơn 5 điểm tăng. MWG tiếp tục nối dài chuỗi tăng giá khi tiến gần 3%. Theo sau là các mã VPB, CTG, MBB. Ở chiều ngược lại, PDR, NVL, PLX và HDB cùng giảm xuống dưới tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước cũng ghi nhận mức giảm đáng kể ngay những phút đầu giao dịch trong đó PTV giảm mạnh 7,8%, PVC giảm 3,4%; PVD và PVD cùng giảm gần 2%,…
Lúc 9h40, các cổ phiếu bán lẻ biến động khá tích cực trong đó MWG tăng 5,3%, DGW tăng 1,4%, FRT tăng 1,1%,... Một số cổ phiếu vốn hoá lớn như FPT, CTG, MSN,... cũng đồng loạt tăng giá và góp phần nâng đỡ VN-Index.
Đối với nhóm vốn hoá vừa và nhỏ, HUT và HQC tiếp tục bị bán mạnh trong đó HUT giảm 8,3% và HQC giảm 5,4%,... Hai mã NVT và VC9 đều bị kéo xuống mức giá sàn.
Tại thời điểm này, VN-Index hiện giảm 3,29 điểm (-0,22%) xuống 1.488,86 điểm; HNX-Index giảm 3,72 điểm (-0,83%) xuống 445,9 điểm; UpCOM-Index giảm 0,97 điểm (-0,83%) xuống 116,07 điểm.
Trước đó, thị trường chứng khoán biến động có phần không được tốt trong phiên 31/3; VN-Index được hỗ trợ bởi đà tăng mạnh của một vài cổ phiếu trụ cột.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 24.520 tỷ đồng - giảm 26,7%. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 330 tỷ đồng ở sàn HOSE.
Chứng khoán Asean (AseanSC) nhận định, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.495 – 1.500 điểm có thể khiến VN-Index quay đầu giảm điểm để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.485 – 1.490 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.475 – 1.480 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tạm thời dừng mua và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng.
Một cổ phiếu VN30 bị khối ngoại bán ròng gần 6.900 tỷ đồng
Kéo trụ ngân hàng, VN-Index bật tăng 12 điểm trong phiên đáo hạn phái sinh