Mặc dù vậy, so với đỉnh giá, đa số cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đã giảm từ 60 - 70% giá trị.
Kết phiên giao dịch ngày 28/11/2022, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Tính từ mức 911 điểm (phiên 15/11) VN-Index kết phiên 28/11 đã hồi tới 10,3%
Bên cạnh hỗ lực từ các nhóm trụ chính như ngân hàng, bất động sản, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng bùng nổ trong phiên này với mức tăng toàn ngành đạt gần 6,8%.
Diễn biến các chỉ số ngành phiên 28/11/2022 (Nguồn Vietstock)
Ghi nhận trong phiên hôm nay, toàn nhóm chúng khoản có 32 mã tăng giá trong đó có 21 mã tăng trần như SSI, VND, MBS, APS, SHS, VCI, VDS, CTS, OS,... trong khi chỉ có DSC ngược chiều giảm 1%.
Cùng với diễn biến tích cực về điểm số, thanh khoản ở nhiều mã lớn ngày này cũng tăng mạnh trong đó SSI và VND khớp lệnh trên 30 triệu đơn vị; VCI cũng đạt khanh khoản hơn 6,6 triệu cổ phiếu;...
Trước đó, thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch từ 21 - 25/11/2022 tiếp tục có tuần hồi phục nhẹ thứ 2 liên tiếp. Trong phiên tăng điểm cuối tuần trước, nhóm chứng khoán cũng ghi nhận tín hiệu bùng nổ giá với hàng loạt đại diện như VND, VCI, HCM, MBS, SHS, AGR, BSI, CTS,... được kéo trần.
Quan sát, sau khi tạo đáy dài hạn vào giữa tháng 11 vừa qua, loạt cổ phiếu chứng khoán đã bắt đầu hồi mạnh với các mức tăng từ 10 - 60% trong đó VND (+23%), VCI (+26%), HCM (+38%), MBS (+50%%), SHS (+57%%),... Mã VN30 như SSI thậm chí cũng đã tăng tới 31%. HCM, MBS, SHS.
Dù vậy, so với đỉnh giá, đa số cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đã giảm từ 60 - 70% giá trị.
Giới phân tích cho rằng, việc cổ phiếu chiết khấu sâu từ đỉnh là một trong những yếu tố thúc đẩy dòng tiền bắt đáy nhập cuộc. Bên cạnh đó, đà giảm khốc liệt nhất trong nhiều năm qua cũng đã kéo định giá của các cổ phiếu chứng khoán về mức hợp lý hơn.
Sau nhịp tăng mạnh vừa qua, hầu hết nhóm chứng khoán vẫn có P/B dưới 1,5 lần. Thậm chí, rất nhiều cổ phiếu chứng khoán còn dưới giá trị sổ sách như VND, SHS, BSI, VDS, VIX, BVS, AGR, FTS,...
Trong bối cảnh tiền rẻ không còn, xu hướng tăng lãi suất đã ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền vào chứng khoán. Một phần đáng kể lượng tiền đã rút ra khỏi chứng khoán để trở lại sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang kênh đầu tư ít rủi ro hơn như gửi tiết kiệm ngân hàng.
Thêm vào đó, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước liên tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Tất cả đều đã và đang khiến thanh khoản thị trường giảm mạnh với giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HOSE từ đầu tháng 11 chỉ còn chưa đến 9.200 tỷ đồng - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021. Sự sụt giảm thanh khoản và lượng tài khoản mở mới có ảnh hưởng đáng kể đến các mảng hoạt động của công ty chứng khoán, đặc biệt là môi giới và cho vay.
Ở giai đoạn đỉnh cao lợi nhuận, môi giới, tự doanh, cho vay margin gần như là 3 mũi kinh doanh chủ lực của các công ty chứng khoán khi đem về các mức lãi khủng.
Tuy nhiên 2 quý trở lại đây, sự lao dốc của thị trường chung, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư cũng như các biến động khó lường liên quan đến lãi suất, tỷ giá và chính sách điều tiết,... đang khiến cho những nguồn thu chủ lực này của đa số công ty chứng khoán bị "teo lại".
Trong khi đó, việc siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu và vắng bóng các thương vụ IPO, niêm yết thoái vốn làm suy giảm doanh thu dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành.
Quý 3/2022, trong số hàng chục công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý, đã có 15 đơn vi báo lỗ trước thuế trong đó có 12 công ty ghi nhận mức lỗ trước thuế trên 1 tỷ đồng.
Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp