Cổ phiếu Hòa Phát (HPG) có thể trở về giá cũ sau khi báo lãi bán niên hơn 16.700 tỷ đồng?

29-07-2021 18:07|Minh Thuận T/H

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng - tăng 67% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 16.723 tỷ đồng - gấp 3 lần cùng kỳ 2020.

Kết quý II/2021, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) ghi nhận doanh thu 35.400 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 9.745 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng - tăng 67% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 16.723 tỷ đồng - gấp 3 lần cùng kỳ 2020.

Thời gian vừa qua, Hòa Phát đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định.

Lũy kế 6 tháng, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất hơn 4 triệu tấn thép thô - tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt gần 4,3 triệu tấn - tăng hơn 60% so với cùng kỳ. Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn - tăng 22%, thị phần số 1 với 34,6%.

Qua 6 tháng, sản lượng thép cuộn cán nóng đạt 1,3 triệu tấn, ống thép đạt 375.000 tấn. Sản lượng tôn mạ của Hòa Phát ghi nhận gần 160.000 tấn - cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ. Thị phần sản phẩm ống thép trên 30% trong khi tôn mạ đã có vị trí vững chắc trong Top 5 thị phần tại Việt Nam.

Nửa đầu năm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép như than luyện coke, quặng sắt tăng cao. Tuy nhiên Hòa Phát vẫn duy trì sản lượng sản xuất phục vụ đủ nhu cầu thị trường trong nước và giá bán ra luôn thấp hơn so với giá trên thị trường thế giới.

Các lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản cũng duy trì đà tăng trưởng. Sản lượng bò Úc tiếp tục giữ thị phần số 1, tổng đàn chăn nuôi heo an toàn sinh học phát triển tốt, phấn đấu đạt khoảng 450.000 con thương phẩm trong năm nay. Sản lượng trứng gà hiện dẫn đầu miền Bắc và đã vào hàng loạt các siêu thị lớn trên toàn quốc với khoảng 730.000 quả/ngày.

Trên thị trường, kể từ khi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu với tổng tỉ lệ 40% hối cuối tháng 5, đầu tháng 6/2021, thị giá cổ phiếu HPG bị điều chỉnh mạnh từ vùng giá cận 70.000 đồng về còn 44.xxx đồng tại thời điểm nửa sau tháng 7/2021. Trong phiên ngày 29/7/2021, cùng với đà tăng của thị trường, HPG tăng giá lên 47.100 đồng (mức tăng yếu so với các bluechips rổ VN30) với khớp lệnh gần 33 triệu đơn vị.

Trong lĩnh vực bất động sản, Khu công nghiệp Phố Nối A, KCN Yên Mỹ II lần lượt được phê duyệt đầu tư mở rộng để thu hút đầu tư. Tập đoàn hiện đang nghiên cứu, triển khai một số dự án bất động sản khu đô thị có tính thanh khoản cao tại một số tỉnh, thành phố.

Hiện tại, Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với sản lượng thép thô 8 triệu tấn/năm. Thời gian tới, Tập đoàn Hòa Phát sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án sản xuất vỏ container theo tiến độ, hoàn thiện các thủ tục pháp lí nhằm triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 từ đầu năm 2022.

Cổ phiếu ngành thép ra sao dưới tác động của Dự thảo điều chỉnh thuế XNK?

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi mức thuế xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép, cụ thể: Tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5% và giảm 5 - 10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép (từ mức 15 - 25%).

Trong trường hợp được Chính phủ thông qua, thuế suất sửa đổi sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HPG trong khi POM và VIS là những doanh nghiệp được hưởng lợi.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trung bình giá thép xây dựng nội địa trong quý II/2021 đạt 16,7 triệu đồng/tấn - tăng mạnh 50% so với cùng kỳ năm 2020 và 39% so với thời điểm cuối năm 2020. Trong dự thảo, Bộ Tài chính cho rằng, giá thép cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư công và tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Do đó, Bộ trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức thuế suất, nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép.

undefined

Nguồn VNDirect

Theo số liệu của VSA, các doanh nghiệp thép nội địa (chỉ tính thành viên của VSA) đã xuất khẩu 748.756 tấn phôi thép vuông trong 5 tháng đầu năm 2021.

Đáng chú ý, HPG là doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất với 560.262 tấn trong khi TungHo là doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu phôi vuông/tổng sản lượng tiêu thụ thép của doanh nghiệp lớn nhất (22%).

Như vậy, nếu mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5% có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến TungHo và HPG.

Đối với HPG: do việc nguồn cung thép toàn cầu thiếu hụt, công ty đã duy trì sản lượng xuất khẩu phôi thép ở mức cao trong 4 tháng đầu năm 2021 nhằm tận dụng mức giá bán và biên lợi nhuận tốt của sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu phôi thép của HPG đã giảm mạnh trong tháng 5 - 6/2021, chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ thép toàn công ty, thấp hơn đáng kể sv mức 23,2% trong tháng 1/2021 và 26% của trung bình năm 2020.

Theo ban lãnh đạo HPG, định hướng của công ty là giảm dần hoạt động bán phôi thép và tập trung tiêu thụ thành phẩm – thép dài (với biên lợi nhuận cao hơn và đã bắt đầu vận hành full công suất kể từ tháng 3/2021) tại thị trường nội địa trong dài hạn. HPG cũng đang chạy thử nhà máy cán thép số 3 (tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất – KLHDQ, công suất 1 triệu tấn/năm) và dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong năm nay, từ đó giúp công ty giảm áp lực phải bán bán thành phẩm – phôi thép khi năng lực sản xuất thép thành phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

VND lưu ý rằng, nhờ dây chuyền sản xuất linh hoạt, HPG có thể điều chỉnh sản lượng sản xuất phôi thép vuông và phôi thép dẹt (dùng để sản xuất thép cuộn cán nóng – HRC, sản phẩm mà thép Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu) ở một tỷ lệ nhất định trong 5,6 triệu tấn phôi thép tại KLHDQ (theo công suất thiết kế).

Chứng khoán VND cho rằng, mức thuế suất xuất khẩu phôi thép nếu được áp dụng có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến HPG trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mức độ tác động là không quá lớn. Trong kịch bản tiêu cực, chúng tôi giả định HPG sẽ tiếp tục xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phôi thép/tháng trong 6 tháng cuối năm 2021 và chịu hoàn toàn 5% chi phí thuế xuất khẩu, khi đó lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ giảm khoảng 435 tỷ đồng - tương đương 1,3% dự phóng lợi nhuận cả năm 2021 của VND.

Mặt khác, việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm này vào thị trường nội địa khiến giá phôi thép giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, công ty xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất - HPG sẽ giảm sản lượng bán bán thành phẩm trong nửa cuối năm 2021 và 2022 khiến sản lượng phôi thép bán vào thị trường nội địa sẽ không đáng kể trong thời gian này.

Tương tự, Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng, tác động của việc giảm 5 - 10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng lên các doanh nghiệp thép niêm yết là không đáng kể.

undefined

Nguồn VNDirect
Theo kinh te chung khoan
https://kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-hoa-phat-hpg-co-the-tro-ve-gia-cu-sau-khi-bao-lai-ban-nien-hon-16700-ty-dong-99073.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cổ phiếu Hòa Phát (HPG) có thể trở về giá cũ sau khi báo lãi bán niên hơn 16.700 tỷ đồng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH