Năm 2024, VEAM đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn đồng thời tiếp tục trình kế hoạch niêm yết cổ phiếu VEA trên HoSE.
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM - UPCoM:VEA) đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, dự kiến diễn ra ngày 20/6 tại Hà Nội.
Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn, cùng với các xung đột địa chính trị, đã ảnh hưởng đến hoạt động của VEAM. Lãnh đạo công ty cho biết một số vấn đề tồn đọng từ trước vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là công nợ khó đòi, bao gồm nợ hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp của VEAM liên tục sụt giảm, kinh doanh ô tô cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Công ty dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho lâu năm, cũng như trong việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường.
Các công ty con muốn cơ cấu lại tỷ lệ nắm giữ cổ phần của công ty mẹ cũng gặp nhiều khó khăn. Quá trình này đòi hỏi phải đánh giá, phân tích và đề xuất phương án phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị, và bám sát định hướng phát triển tổng thể của VEAM.
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên VEAM |
Kế hoạch kinh doanh của công ty mẹ năm 2024 dự kiến tổng doanh thu đạt 6.414 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 19%, còn 5.489 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận này chưa bao gồm trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm. Trong đó, doanh thu từ thương mại và dịch vụ được kỳ vọng tăng 124%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu bán hàng. Doanh thu tài chính đặt mục tiêu khá khiêm tốn, bằng 74% so với năm trước do lãi suất tiền gửi thấp hơn và các doanh nghiệp mà VEAM đầu tư góp vốn kinh doanh sụt giảm.
>> VEAM (VEA): Cổ phiếu áp sát đỉnh, khối ngoại bán ròng 9 phiên sau tin thoái vốn
Năm 2024, ngoài việc tập trung tìm giải pháp về pháp lý và thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ lượng xe tồn đọng, giải quyết các vấn đề trong việc cổ phần hoá thì VEAM cũng sẽ hoàn thiện đề án tái cơ cấu, với mục tiêu thoái vốn ở các đơn vị hoạt động không hiệu quả.
Đáng chú ý, VEAM dự kiến dành 6.691 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2023, với 1,328 tỷ cp đang lưu hành thì mức cổ tức xấp xỉ 5,035 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương hiện chưa có ý kiến về việc này. Hội đồng quản trị sẽ trình ĐHĐCĐ ủy quyền để quyết định việc phân phối lợi nhuận theo ý kiến của Bộ Công Thương và lựa chọn thời điểm chi trả cổ tức năm 2023 phù hợp.
Trong buổi họp tới, VEAM cũng sẽ tiếp tục trình ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu VEA trên HoSE. Mặc dù Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán, VEAM chưa hoàn thành việc này do chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về niêm yết.
Về nhân sự, Hội đồng quản trị sẽ trình ĐHĐCĐ xem xét thông qua đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Nga kể từ 20/6/2024. Được biết, bà Nguyễn Thị Nga là thành viên HĐQT của VEAM từ năm 2017, bà sở hữu hơn 64 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,83% cổ phần của VEAM.
Diễn biến giá cổ phiếu VEA |
Về diễn biến giá cổ phiếu, chỉ trong 7 phiên giao dịch gần nhất, cp VEA tăng vọt 22% từ 37.300 đồng/cp lên tới 45.700 đồng/cp, đây là mức giá kỷ lục của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết.
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) lên kế hoạch lãi trước thuế hơn 330 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 15%
Cảng Đồng Nai (PDN) sắp chi hơn 85 tỷ đồng để trả nốt cổ tức năm 2023