Phản ứng trước động thái hợp tác mới nhất, cổ phiếu PAN đã ghi nhận mức tăng hơn 3% trong phiên giao dịch cùng ngày lên mức 38.xxx đồng thị giá. Đây là mức tăng đáng kể thứ ⅔ phiên gần nhất sau khi mã này lao dốc từ vùng giá 41.xxx đồng hồi đầu tháng 12.
Sáng 9/12/2921, Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) và C.P. Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược cam kết hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, khai thác tốt nhất tiềm năng thị trường, thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mỗi bên, cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của các chuỗi giá trị, trong đó có chuỗi giá trị ngành tôm.
Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cho biết, việc hợp tác giữa PAN Group và C.P Việt Nam là sự hợp tác giữa hai đơn vị có sự tương đồng trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. "Quá trình hợp tác sẽ mở ra nhiều cơ hội khác, cũng như mang lại lợi ích không chỉ cho hai bên mà cả ngành tôm và nông nghiệp Việt Nam nói chung", bà Trà My nói.
Với thế mạnh về nuôi tôm hiệu quả và chế biến tôm chất lượng cao, Tập đoàn PAN cùng công ty thành viên sẵn sàng chuyển giao, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình nuôi và chế biến tôm; ưu tiên sử dụng con giống, thức ăn, chế phẩm nuôi tôm của C.P. Việt Nam.
Trong khi đó, C.P. Việt Nam với thế mạnh về sản xuất tôm và thức ăn cho tôm cam kết hỗ trợ kịp thời và đầy đủ các nguồn vật tư nuôi tôm như con giống, thức ăn, chế phẩm nuôi tôm… cho vùng nuôi của các công ty thành viên Tập đoàn PAN.
Hai bên cũng cam kết cùng hỗ trợ CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả nuôi tôm, mở rộng vùng nuôi tôm, đa dạng hoá sản phẩm đầu ra và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ông Montri Suwanposri, Tổng Giám đốc C.P Việt Nam cho rằng, việc kết hợp với Thực phẩm Sao Ta sẽ tạo ra giá trị cộng hưởng cho cả hai doanh nghiệp. Qua đó chung tay góp sức hoàn thành mục tiêu đạt sản lượng nuôi tôm 1,15 triệu tấn từ nay đến năm 2025 của Chính phủ. “Mục tiêu của chúng tôi khi đầu tư là mong muốn cùng chung tay phát triển Sao Ta trở thành doanh nghiệp đầu ngành và cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu tôm lớn trên thế giới”, ông Montri Suwanposri nói.
Mới nhất, Sao Ta (Fimex) dự kiến chào bán 6,539 triệu cổ phiếu - tương ứng 11,11% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho nhà đầu tư chiến lược bao gồm CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam với giá bán 50.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu việc chào bán được chấp thuận, C.P Việt Nam dự kiến sẽ nắm 24,9% cổ phần Fimex sau chào bán. Trong khi đó, Tập đoàn PAN, cổ đông lớn của Fimex nắm 41,96% cổ phiếu lưu hành trước giao dịch dự kiến giảm tỷ lệ xuống 37,75%.
Ngoài lĩnh vực thuỷ sản, Tập đoàn PAN và C.P Việt Nam cũng cam kết cùng hợp tác, hỗ trợ, kết nối đối tác cho nhau trong những lĩnh vực khác mà mỗi bên hoặc đơn vị liên quan của mỗi bên có thế mạnh.
Cập nhật tình hình kinh doanh, trong quý III/2021, PAN ghi nhận doanh thu đạt 2.554,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 73,04 tỷ đồng, lần lượt giảm 4,3% và 12,3% so với cùng kỳ trong đó biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 15,9% lên 18,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 10,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 43,8 tỷ đồng lên 467,4 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 19,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 16,3 tỷ đồng về 66 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 17% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 57,5 tỷ đồng lên 395,7 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu đạt 6.401,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 231,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,5% và 30,1% so với cùng kỳ.
Được biết, trong năm 2021, PAN đặt kế hoạch doanh thu thuần là 10.025 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 419 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,4% và 25,7% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, công ty hoàn thành 55,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trên thị trường, phản ứng trước động thái trên, cổ phiếu PAN đã ghi nhận mức tăng hơn 3% trong phiên giao dịch cùng ngày lên mức 38.xxx đồng thị giá. Đây là mức tăng đáng kể thứ ⅔ phiên gần nhất sau khi mã này lao dốc từ vùng giá 41.xxx đồng hồi đầu tháng 12.