Công ty gần 60 năm tuổi của PAN Group nắm vị thế Top đầu Việt Nam, là 'những hạt giống' kinh qua nhiều 'bão giông'
Sau gần 60 năm phát triển, Vinaseed (thuộc PAN Group) đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam.
Ba dấu ấn lớn của Vinaseed: Vị thế, tăng trưởng và phúc lợi
CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, HoSE: NSC) đã trải qua 56 năm hoạt động, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần giống cây trồng tại Việt Nam. Hiện tại, Vinaseed có 7 công ty thành viên và gần 670 nhân sự.
Vinaseed cũng là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, từ tháng 12/2006. Giá cổ phiếu NSC tăng từ 8.660 đồng lên gần 80.000 đồng/cp sau 18 năm, gấp 9,1 lần.
Trong giai đoạn này, công ty liên tục ghi nhận thành tích ấn tượng. Doanh thu tăng 16 lần, đạt gần 1.700 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 32 lần, lên 253 tỷ đồng. Từ năm 2014, công ty duy trì lợi nhuận ba chữ số, với doanh thu vượt mốc 2.000 tỷ đồng vào năm 2021 và đạt kỷ lục 2.200 tỷ đồng trong năm tài chính gần nhất. Vinaseed hiện thuộc Top 50 công ty niêm yết tốt nhất và Top 500 doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất tại Việt Nam.
Bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT NSC |
Một yếu tố quan trọng củng cố vị thế của Vinaseed là tỷ lệ cổ tức. Từ năm 2010, công ty luôn chi trả cổ tức từ 30% trở lên, với mức cao nhất là 70% trong năm tài chính 2021.
>> Cổ phiếu PAN Group 'viral' trở lại?
Bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, trong báo cáo thường niên 2023, nhấn mạnh rằng những thành tựu của công ty đến từ việc lấy khoa học, công nghệ và đổi mới làm động lực phát triển, tối ưu hóa giá trị cho nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Chiến lược "thuận thiên" để phát triển bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lần tham quan mô hình cánh đồng lúa ứng dụng công nghệ 4.0 của Vinaseed tại Đồng Tháp, ghi nhận sự đóng góp của công ty trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Mô hình này kết hợp sản xuất sạch với giống lúa chất lượng cao, giúp tối ưu năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Vinaseed cam kết bao tiêu đầu ra cho nông dân với giá cao hơn thị trường, góp phần cải thiện đời sống cho xã viên hợp tác xã.
Chuỗi giá trị khép kín của Vinaseed cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái của PAN Group (Nguồn: BCTN 2023 của Vinaseed) |
Tại ĐHCĐ thường niên 2024 của PAN Group (mã PAN), cổ đông đã đặt câu hỏi về kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong ngành lương thực. Bà Trần Kim Liên với tư cách lãnh đạo công ty thành viên thuộc PAN chia sẻ, công ty luôn chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách tìm ra các giống cây trồng phù hợp và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Bà nhấn mạnh rằng việc thích ứng và "thuận thiên" là yếu tố sống còn để duy trì sự phát triển bền vững, vượt qua những khó khăn không phải do mình tạo ra.
Mấy năm trước, mọi người sợ Covid-19 nên ở trong nhà, còn chúng tôi làm nông nghiệp thì không sợ Covid. Câu chuyện kênh đào Phù Nam của Campuchia là câu chuyện vĩ mô.
Bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed.
Vinaseed - Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của PAN Group
Vinaseed là một trong những công ty nông nghiệp hàng đầu mà PAN Group sở hữu, cùng với CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG). Thông qua các thương vụ M&A, PAN Group đã mua lại Vinaseed, từ một doanh nghiệp nhỏ của Nhà nước thành công ty hàng đầu trong ngành giống cây trồng, mở rộng quy mô hoạt động từ Bắc Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Vinaseed phát triển chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, sản xuất giống đến chế biến và kinh doanh thực phẩm. Năm 2019, công ty thành lập Vinarice – nhà máy chế biến hạt giống và nông sản hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Đồng thời, Vinaseed hợp tác với Tập đoàn Nagoya Shokuryo của Nhật Bản để sản xuất và xuất khẩu gạo đóng bao, phục vụ các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, châu Âu và Nhật Bản.
Hiện doanh nghiệp là công ty hạt giống lớn nhất Việt Nam với hơn 20% thị phần, trong đó giống lúa DT8 chiếm 30% sản lượng gạo xuất khẩu. Công ty cũng đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực gạo đóng bao với nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc PAN Group, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững năm 2024, nhấn mạnh sứ mệnh của tập đoàn là nâng cao giá trị nông nghiệp Việt Nam, đồng thời đảm bảo các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao và thân thiện với môi trường.
Bà Nguyễn Thị Trà My - Tổng Giám đốc PAN Group |
Vị lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị rủi ro và cơ hội trong kinh doanh. Bằng cách duy trì lượng dự trữ hạt giống hợp lý và không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, Vinaseed đã đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
"Quản trị rủi ro, không đơn thuần là quản trị rủi ro về những thứ không tốt, mà còn cả quản trị rủi ro cơ hội. Hiện các công ty đang nỗ lực hút nước ra ngoài, tránh 300 tỷ giống lúa trong kho có nguy cơ ngập úng. Nếu đợt vừa rồi, giá lúa lên, chúng tôi tham và tích trữ nhiều, cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng tôi quản trị rủi ro bằng cách không tham lam, mùa lũ trữ 30% giống, mùa khô trữ 70%. Điều này cho thấy quản trị cơ hội cũng là thứ rất quan trọng, không được tham lam và phải kiên định với những mục tiêu đã đặt ra, không đứt gánh giữa đường", CEO PAN Group chia sẻ.
>> ĐHCĐ PAN Group: 'Cả thế giới vẫn tiếp tục ăn bánh kẹo... chúng ta hãy bắt đầu từ mức cổ tức 5%'
PAN Group (PAN) báo lãi tăng mạnh, khoản nợ 12.800 tỷ đồng có phải nỗi lo?
‘Giảm Mỹ, tăng Nhật’, công ty thủy sản nhà PAN Group báo doanh số 95 triệu USD sau nửa đầu năm 2024