Công nghệ độc tôn giúp Trung Quốc sở hữu hệ thống cầu đường top đầu thế giới, chi phí khổng lồ nhưng chỉ mất 3-4 năm để hoàn thành
Hệ thống cầu đường của Trung Quốc luôn khiến thế giới “chấn động” vì áp dụng công nghệ rải nhựa đường thần tốc độc quyền.
Ngành xây dựng Trung Quốc nổi tiếng có trình độ cao, bên cạnh các tòa nhà chọc trời hay nhiều đập thủy điện lớn, Trung Quốc còn sở hữu hệ thống siêu cầu đường toàn “hàng khủng”. Thậm chí, cây cầu dài nhất thế giới và thứ 2 thế giới cũng do quốc gia này chế tạo.
Cầu Thâm Quyến - Trung Sơn
Một trong những dự án mới nhất trong hệ thống siêu cầu đường Trung Quốc là cây cầu Thâm Quyến - Trung Sơn. Theo CNN đưa tin, cây cầu này dài 24 km, có 8 làn xe và trị giá lên tới 6,7 tỷ USD (xấp xỉ 159 nghìn tỷ đồng).
Nước này kỳ vọng cây cầu có thể giúp gắn kết các thành phố trong khu vực. Thời gian di chuyển giữa Trung Sơn và Sân bay Quốc tế Bảo An Thâm Quyến dự kiến sẽ giảm từ hai giờ (sử dụng đường hiện tại) xuống còn 20 phút.
Austin Strange - chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Hong Kong - nhận định: “Cây cầu mới chắc chắn sẽ mang lại giá trị kinh tế thực sự bằng cách giảm đáng kể thời gian đi lại giữa các thành phố, đồng thời cắt giảm lưu lượng giao thông”.
Tuy nhiên, ấn tượng sâu sắc mà cây cầu sẽ tạo ra đối với phần còn lại của thế giới không chỉ phụ thuộc vào kích thước của nó, mà còn là mức độ thành công và phổ biến đối với du khách nước ngoài.
Cầu Vị Nam Vị Hà
Cầu Vị Nam Vị Hà (Weinan Weihea), Trung Quốc cũng là một trong những cây cầu dài nhất thế giới. Được biết, nó có tổng chiều dài khoảng 79,732 km. Cầu được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2010, nằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu-Tây An, nối liền hai thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) và Tây An (tỉnh Thiểm Tây).
Cầu Vị Nam Vị Hà từng giữ danh hiệu là cây cầu dài nhất thế giới cho đến trước năm 2010, khi 3 cây cầu dài hơn xây dựng xong. Mặc dù đã được hoàn thành từ rất sớm, phải đến ngày 06 tháng 02 năm 2010 cầu Vị Nam Vị Hà mới chính thức mở cửa do một số sự cố không mong muốn xảy ra.
Cầu lớn Thiên Tân
Với chiều dài 113km. Cây cầu được hoàn thành từ năm 2010, nhưng phải đến năm 2011 mới bắt đầu được khai thác và nó cũng nằm trong hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia nhận định cầu lớn Thiên Tân là một dự án phức tạp. Tuy nhiên, cây cầu được xây dựng vào năm 2006, hoàn thành vào năm 2010 - chỉ sau 4 năm và chính thức vận hành từ ngày 30/6/2011. Được biết, theo kỷ lục Guinness, nó là cây cầu dài thứ hai trên thế giới.
Cầu Đan Dương - Côn Sơn
Cầu Đan Dương - Côn Sơn ở Trung Quốc dài nhất thế giới với tổng chiều dài đạt 164,8 km, chiều cao trung bình tính từ mặt đất đạt khoảng 31 m. Đây là cầu cạn thuộc tuyến đường xe lửa nối liền thành phố Thượng Hải với Nam Kinh (tỉnh Giang Tô).
Theo History if Bridges, việc xây dựng cầu Đan Dương - Côn Sơn kéo dài bốn năm, sử dụng 10.000 người. Cầu được hoàn thành vào tháng 11/2010 và đưa vào sử dụng vào tháng 6/2011. Chi phí xây dựng cầu là 8,5 tỷ USD. Nó là một minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng Trung Quốc. Thêm vào đó, nó còn có khả năng chịu được thiên tai như bão và động đất mạnh từ 8 độ richter.
Đan Dương - Côn Sơn hoàn thành vào tháng 11/2010 và chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 6/2011. Chi phí xây dựng cây cầu lên tới 8,5 tỷ USD (hơn 201 nghìn tỷ đồng).
Trải nghiệm mới giúp 26 triệu khách hàng FPT Long Châu không cần ra đường vẫn mua được thuốc
FPT 'bắt tay' với ông lớn Nhật Bản vốn hóa 41,5 tỷ USD để phát triển ngành ô tô