Coteccons (CTD) “đứt” mạch tăng, Chủ tịch nói “Mua thêm chứ đừng bán”?

25-04-2023 14:43|Lan Phương

Mở phiên sáng nay (25/4), CTD tiếp chuỗi “thăng hoa” tăng 4,76% lên 61.600 đồng/cp. Tuy nhiên, sau cuộc họp ĐHCĐ, mã này đã quay đầu giảm 3,06% xuống còn 57.000 đồng/cp.

Sáng 25/4, CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua kế hoạch kinh doanh khủng với 16.249 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% so với 2022; 233 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1.109%.

Năm 2023, CTD thay đổi niên độ tài chính thành niên độ từ 01/07 tới 30/06 năm sau. Theo đó, niên độ mới đầu tiên sau khi thay đổi là từ 01/01 - 30/06/2023. Công ty đề ra kế hoạch niên độ 2023 với doanh thu đạt 7.644 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022); lợi nhuận sau thuế gấp gần 10 lần đạt 44 tỷ đồng.

Quý 1/2023, CTD lãi ròng hơn 22 tỷ đồng, giảm 24% so cùng kỳ. Trả lời câu hỏi “Tại sao biên lãi gộp quý 1/2023 lại thấp?”, CEO Võ Hoàng Lâm cho biết không chỉ biên lãi gộp mà còn cả doanh thu quý 1 cũng thấp. Doanh thu và lợi nhuận quý 1 đang đúng theo kế hoạch đã dự báo. Trong các quý còn lại sẽ tốt hơn.

Coteccons (CTD) “đứt” mạch tăng, Chủ tịch nói “Mua thêm chứ đừng bán”?
CTD đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 cao nhất nhóm xây dựng

CTD chỉ ra nhiều thách thức cho ngành xây dựng trong năm nay như: nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp do môi trường tín dụng thắt chặt,… dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng thực hiện triển khai dự án; tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư do khách hàng bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản của sản phẩm, dự án bất động sản, từ đó làm giảm số lượng dự án mới, tăng tỷ lệ nợ xấu đối với các công ty xây dựng.

CTD cho biết giá trị back-log để lại cho 2023 của Công ty là 17.000 tỷ đồng, chưa bao gồm Nhà máy sản xuất LEGO và kỳ vọng trúng thầu các dự án đầu tư công như siêu dự án sân bay Long Thành.

Trên thị trường, cổ phiếu CTD đã tăng mạnh hơn 60% kể từ đầu tháng 3/2023. Một cổ đông đặt câu hỏi “Năm 2022 có thời điểm cổ phiếu rơi về đáy kỷ lục, tại sao không thấy thông tin trấn an của Công ty?”

Chủ tịch Bolat Duisenov cho biết cổ phiếu rớt theo thị trường chung. Thời điểm đó “chúng tôi đã có hành động trấn an thông qua các bản tin, các buổi đối thoại. Chúng tôi không thể nhắn tin tới từng cổ đông một vì có rất nhiều việc phải làm. Lần tới nếu cổ phiếu xuống giá thì cổ đông nên mua thêm chứ đừng bán.”

Về việc CTD mang tiền đi đầu tư chứng khoán trong khi đang đối đầu các khoản nợ, ban lãnh đạo chia sẻ “Năm 2022 CTD

cố gắng tích luỹ khoản tiền mặt dồi dào, có tiền mặt thì có dùng để đầu tư nhiều thứ, không ai để tiền nằm yên một chỗ. CTD tin tưởng vào các nền tảng cốt lõi. Do đó, các khoản đầu tư đều được xem xét ra kỹ.”

Tại đại hội, CTD cũng trình cổ đông kế hoạch đầu tư vào Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons nhằm mở rộng nguồn vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của Unicons đạt 5.018 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.592 tỷ đồng, vốn điều lệ ở mức 94,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTD cũng đưa ra tờ trình nới room ngoại lên mức tối đa 100%.

Chân dung vị 'sếp' Coteccons (CTD), người nhận thù lao gấp 46 lần Chủ tịch HĐQT

Coteccons (CTD) chào bán cổ phiếu tại giá thấp hơn 75% thị trường

Chủ tịch Coteccons: Cổ phiếu CTD chưa phản ánh đúng giá trị, cổ đông kiên nhẫn sẽ sớm được quả ngọt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/coteccons-ctd-dut-mach-tang-chu-tich-noi-mua-them-chu-dung-ban-180264.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Coteccons (CTD) “đứt” mạch tăng, Chủ tịch nói “Mua thêm chứ đừng bán”?
POWERED BY ONECMS & INTECH