Đây là nơi cất giấu 1 nửa số vàng trên thế giới, lên đến 30 tấn nhưng kỳ lạ là không ai dám trộm.
Cung điện lâu đời, tới nay vẫn là địa điểm gây chú ý
Cung điện Potala là một trong những địa điểm nổi tiếng đối với các khách du lịch trên toàn thế giới. Cung điện này chứa không ít câu chuyện bí ẩn nên càng là điểm đến thú vị, thu hút và thường xuyên được nhắc tới.
Cung điện này tọa lạc ở Tây Tạng, được xây dựng vào năm 637 (trước cả Tử Cấm Thành) trên ngọn núi Hồng Sơn. Đây là ngọn núi cao khoảng 3.700 mét so với mực nước biển. Cung điện Potala được xây dựng bởi vua Tùng Tán Cán Bố (Tây Tạng) đánh dấu cột mốc cho cuộc hôn nhân của vị vua này với và Văn Thành công chúa (Nhà Đường).
Cung điện Potala được xây dựng từ rất lâu đời nhưng vẫn thấy rõ sự hoành tráng. Ảnh: Internet
Đây không chỉ là cuộc hôn nhân mang ý nghĩa ngoại giao giữa 2 nước mà còn là cách vua Tùng Tán Cán Bố thể hiện tình cảm với nàng công chúa mình đem lòng yêu thương. Ông mong muốn Văn Thành công chúa có cảm giác thân thuộc như ở quê nhà khi sống trong cung điện nguy nga mang tên Potala. Cung điện này từng bị phá hủy vào thời trung cổ và tới thế kỷ XVII mới được trùng tu lại cẩn thận. Cung điện hoành tráng Potala đã tồn tại hàng nghìn năm nhưng vẫn mang nhiều bí ẩn.
Đây không chỉ là công trình mang dấu ấn lịch sử mà còn được gọi là "trái tim Phật giáo". Đây là biểu tượng của đạo Phật, cất giữ 1 nửa số vàng thế giới và là nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát, theo truyền thuyết.
Theo truyền thuyết, đây là nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ảnh: Internet
Là nơi có 13 tầng, 1.000 phòng, chứa 30 tấn vàng
Theo truyền thuyết, vua Tùng Tán Cán Bố đã phải bỏ ra 1 số tiền khổng lồ để có thể xây dựng cung điện Potala. Thống kê cho thấy số vàng sử dụng để xây cung điện lên đến 30 tấn. Vì thế, cung điện Potala được mệnh danh là nơi chứa nửa số vàng thế giới.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu vua Tùng Tán Cán Bố lấy đâu ra số vàng khổng lồ này để xây dựng cung điện tráng lệ. Trên thực tế, triều đình đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng cung điện Potala. Hơn nữa, nhiều nguồn tin còn cho rằng, vì niềm tin tôn giáo nên người dân Tây Tạng lúc bấy giờ cũng không ngại đóng góp vàng để vua xây cung điện. Vì thế, người ta tìm thấy trữ lượng khổng lồ vàng thật ở cung điện hoành tráng này.
Cung điện nguy nga, được cho là chứa 30 tấn vàng. Ảnh: Internet
Bên trong cung điện, mái của cung điện và 3 bảo tháp đều làm bằng vàng thật. Đặc biệt, 3 bảo tháp - nơi đúc nhiều tượng Phật còn làm từ vàng nguyên khối. Theo nhiều nguồn tin, người ta cần tới 4.000 cân vàng để đúc thành bảo tháp cao 11m ở đây.
Cung điện có tới 13 tầng, gồm 1.000 căn phòng khác nhau. Cung điện được chia rõ thành 3 khu vực là khu cung thành, khu cung thất và khu hồ. Khu cung thất có 2 cung chính là Bạch cung và Hồng cung, đây là khu trung tâm của cung điện. Trong đó, Bạch cung được cho là nơi Đạt lai Lạt ma sinh hoạt còn Hồng cung là nơi có các điện Phật.
Vì sao không ai dám bén mảng?
Nhiều người đặt ra câu hỏi, cung điện Potala chứa trữ lượng vàng khổng lồ như vậy nhưng sao không ai dám bén mảng để lấy trộm? Thực chất, cung điện này có lực lượng quân đội và nhân viên bảo an giám sát chặt chẽ từng ngày, từng giờ. Hệ thống an ninh tiên tiến, hiện đại cũng giúp họ bảo vệ cung điện Potala kỹ lưỡng hơn. Chưa hết, cung điện này cũng tọa lạc ở vị trí rất cao so với mặt đất nên khó tiếp cận hơn. Vàng lại được sử dụng để dát vào tường, thành hoặc đúc thành những khối lớn nên sẽ mất nhiều thời gian để lấy đi.
Theo quan điểm của nhiều người, cung điện Potala còn là nơi tâm linh nên hầu như không ai nghĩ tới việc trộm cắp. Hầu hết mọi người đều tới Potala với trái tim lương thiện, tâm hồn thanh thản.