4 vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá các sản phẩm từ thép đã xảy ra chỉ trong 2 tháng trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn. Các công ty thép có kết quả kinh doanh phân hóa mạnh, chỉ nhóm đầu ngành là tăng trưởng.
Chỉ trong 2 tháng vừa qua, liên tiếp các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép đã diễn ra trong bối cảnh ngành thép vẫn đang lầm lũi ở khu vực đáy, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trên thị trường, giá thép ở Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đang giao dịch quanh mốc 3.586 Nhân dân tệ/tấn, ở vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Điều này phản ánh sự yếu ớt của lực cầu sau khi có những sự phục hồi nhất định về xu hướng kinh tế chung của toàn cầu vẫn còn nhiều ẩn số.
VPBankS dự đoán, cần thêm thời gian cho các yếu tố quan trọng khác như chi tiêu, bất động sản phục hồi trước để có thể kéo vực lại ngành thép toàn cầu.
Giá thép vẫn đang ở vùng đáy 5 năm |
Liên tục khởi xướng điều tra chống bán phá giá
Trong 2 tháng, đã có 4 cuộc khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm từ thép có liên quan đến thị trường thép trong nước gồm:
(1) Cuối tháng 3, Hòa Phát (HPG) và Formosa gửi văn bản đến Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương yêu cầu điều tra chống bán phá giá với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại, vụ việc đang chờ hoàn thiện hồ sơ để đánh giá có tiến hành điều tra hay không.
Vụ việc này gây ra xung đột lợi ích giữa 2 phe, nhà sản xuất HRC là Hòa Phát và Formosa với nhà tiêu thụ HRC là các công ty tôn mạ, ống thép như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Đông Á (TDA)...
(2) Ngày 3/5, nhóm các nhà sản xuất thép mạ đã gửi đầy đủ hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương để yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Vụ việc sẽ được xem xét trong 45 ngày, sau đó trình Bộ trưởng Bộ Công Thương tiến hành điều tra hay không điều tra.
Trước đó, giai đoạn 2017 - 2022, Việt Nam đã từng áp dụng thuế chông bán phá giá từ 3,17% - 38,34% với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Nếu việc này được thông qua, các công ty có thể được hưởng lợi là NKG, HSG, TDA...
(3) Ở thị trường xuất khẩu, ngày 8/3, Canada khởi xướng điều tra với sản phẩm dây thép từ Việt Nam. Kết luận sơ bộ sẽ có trong 90 ngày từ ngày khởi xướng. Hiện tại, các doanh nghiệp đang xuất khẩu và chuẩn bị xuất khẩu mặt hàng này vào Canada gồm HPG và Formosa.
(4) Ngày 16/5, Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ đề nghị chống bán phá giá với mặt hàng thép không gỉ cán nguội từ Việt Nam. Vụ việc đang dừng ở mức tiếp nhận hồ sơ và cần được theo dõi thêm.
Kết quả kinh doanh ngành thép phân hóa
Bức tranh kết quả kinh doanh quý I/2024 của nhóm thép (Nguồn: VPBankS) |
Kết thúc quý I/2024, nhóm thép ghi nhận kết quả kinh doanh phân hóa, đà tăng trưởng doanh thu chỉ đến từ 3 công ty đầu ngành gồm HPG (+16,04%), NKG (+20,95%), HSG (+32,48%). Ngược lại, các công ty nhỏ hơn gặp khó khăn khi doanh thu sụt giảm mạnh như POM (-71,34%), VGS (-15,77%), SMC (-42,64%), các công ty khác giảm 6,07%.
Theo VPBankS, khâu tiêu thụ đang gặp khó do mảng xây dựng dân dụng vẫn còn tương đối ảm đạm dẫn đến nhu cầu thấp. Các dự án đầu tư công tuy được đẩy mạnh nhưng để đáp ứng yêu cầu cung cấp sản phẩm cần công nghệ sản xuất ở quy mô nhất định, điều mà nhiều doanh nghiệp thép vừa và nhỏ còn hạn chế.
Sự khác biệt trong bức tranh kinh doanh đến từ thị trường bán hàng (xuất khẩu, nội địa), quy mô công nghệ sản xuất và lợi thế về giá khi thị trường đang ở giai đoạn dư cung.
>> Vụ Hòa Phát và Formosa ‘tuyên chiến’ thép Trung Quốc, Phó Thủ tướng có chỉ đạo liên quan
Mặc kệ ‘cú đấm’ thổi nồng độ cồn, một doanh nghiệp bia sắp trả cổ tức 90% bằng tiền mặt
Một cổ đông lớn sắp chi hàng trăm tỷ đồng mua 38 triệu cổ phiếu ITA