Thế giới

Cuộc đua gây cấn không kém hai ứng viên tổng thống Mỹ

Bình Giang - Theo AP 03/11/2024 07:28

Những cánh cửa cuối cùng đang được gõ, quảng cáo liên tục được phát và các ứng cử viên đưa ra lời kêu gọi cuối cùng tới cử tri. Cuộc đua giành quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ diễn ra gay cấn không kém chiến dịch cạnh tranh giữa hai ứng viên tổng thống.

Cuộc đua gây cấn không kém hai ứng viên tổng thống Mỹ ảnh 1
Toà nhà Quốc hội Mỹ. (Ảnh: AP)

Kết quả của cuộc bầu cử ngày 5/11 sẽ định hình tương lai của nước Mỹ, quyết định liệu người chủ mới của Nhà Trắng sẽ có đồng minh ở Đồi Capitol hay sẽ phải làm việc với một Quốc hội chia rẽ như trong nhiệm kỳ vừa rồi, với tình trạng hỗn loạn và kém hiệu quả nhất trong nhiều năm.

Khi bỏ phiếu chọn ứng viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hoà hay Kamala Harris của đảng Dân chủ, cử tri Mỹ cũng sẽ chọn ra người đại diện cho họ ở Quốc hội.

Cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ diễn ra trong nhiều tháng qua. Các ứng cử viên đối mặt với những vấn đề lớn, như: Kinh tế, biên giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tương lai của nền dân chủ, cũng như về Quốc hội sau nhiệm kỳ hỗn loạn vì chủ tịch Hạ viện bị phế truất và những bất đồng về ngân sách khiến chính phủ nhiều lần đứng trước nguy cơ bị đóng cửa.

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ vụ làm loạn trong Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Khi đó, nhiều nghị sĩ của đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu từ chối xác nhận chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Trong cuộc đua năm nay, nhiều ứng viên đảng Cộng hòa phải trả lời thay cựu Tổng thống Donald Trump khi họ vận động để được bầu vào Quốc hội, nổi lên là chuyện Toà án Tối cao, nơi có 3 thẩm phán được ông Trump bổ nhiệm, đã chấm dứt quyền phá thai.

Trong khi đó, các ứng viên của đảng Dân chủ cũng phải đối mặt với những câu hỏi khó về cách chính quyền Biden-Harris xử lý vấn đề biên giới Mỹ - Mexico và về tình trạng lạm phát trong mấy năm qua.

Hầu hết các chiến dịch tranh cử vào Hạ viện đang diễn ra ngoài các bang chiến trường của hai ứng viên tổng thống, trong đó có New York và California, nơi thành viên đảng Cộng hòa Kevin McCarthy, người đã bị phế truất khỏi vị trí chủ tịch Hạ viện, đã trở lại bang quê nhà của ông. Đảng Dân chủ dưới sự dẫn dắt của ông Hakeem Jeffries đang cố gắng giành lại.

Đảng Cộng hoà có thể đánh mất Thượng viện, trở thành phần kết cho sự nghiệp lâu dài của người lãnh đạo đa số Mitch McConnell. Ông đang dựa vào các ứng cử viên Cộng hòa giàu có, trong đó nhiều người được ông Trump hậu thuẫn, để cạnh tranh với các đối thủ của đảng Dân chủ.

Tại Montana, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jon Tester đang ở trong một trong những cuộc đua cạnh tranh nhất cả nước. Nửa tá cuộc đua vào Thượng viện khác, bao gồm các bang thuộc "bức tường xanh" Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, cũng gay cấn như cuộc đua tổng thống ở những bang đó.

Tại Hạ viện, đảng Dân chủ đang quyết liệt giành lại quyền kiểm soát và đang giành được lợi thế. Nhưng trong những cuộc đua khác như ở Alaska và Michigan, lợi thế đang nghiêng về đảng Cộng hòa.

Ông Jeffries, người sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện nếu đảng Dân chủ giành lại cơ quan này, cho biết ông sẽ "giữ bình tĩnh" kể cả khi xảy ra sự kiện bất ngờ.

Nếu hai viện thực sự đảo ngược quyền kiểm soát, đó sẽ là điều hiếm thấy.

Nếu đảng Dân chủ nắm được Hạ viện và đảng Cộng hòa nắm Thượng viện, đây sẽ là lần đầu tiên cả hai viện của Quốc hội đều chuyển tay sang đảng đối lập.

>> Át chủ bài của bà Harris

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ?

Bầu cử tổng thống Mỹ và cơn ác mộng với Iran

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/cuoc-dua-gay-can-khong-kem-hai-ung-vien-tong-thong-my-post1688037.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cuộc đua gây cấn không kém hai ứng viên tổng thống Mỹ
    POWERED BY ONECMS & INTECH