Đại biểu Quốc hội: Nếu không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ xảy ra trường hợp như SCB

24-11-2023 07:34|Linh Nhi

Nếu không phòng ngừa sẽ lại xảy ra như SCB.

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), từ vụ việc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB ) cho thấy điều quan trọng cần lưu ý là phải quan tâm đến thực trạng những “ông chủ” thực sự của các ngân hàng hiện nay, đồng thời phải xem xét các cổ đông cùng tham gia với ông chủ này.

Theo ông, cần tránh trường hợp người khác vay khó, còn cổ đông và ông chủ này lại vay rất dễ dàng. “Nếu chúng ta không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ lại xảy ra trường hợp như SCB”, ông Hòa cảnh báo, đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có trách nhiệm, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) tiếp tục quan tâm đến vấn đề tạo cơ chế để xử lý tình trạng sở hữu chéo (chấm dứt tình trạng sở hữu chéo theo nghị quyết của Trung ương và Quốc hội).

Thực tế qua vụ việc của SCB, ông An cho rằng sở hữu chéo, chi phối và thao túng trong hệ thống ngân hàng là các thủ thuật rất tinh vi và thường là vô hình. Tuy nhiên, với đối tượng vô hình và thường xuyên biến đổi này ta lại dùng các công cụ như Luật đang thiết kế (giảm tỷ lệ sở hữu cổ phẩn, giảm hạn mức cấp tín dụng và mở rộng đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ), tức là ta đang lấy cái hữu hình để trị cái vô hình, theo ông là không hiệu quả.

Theo đại biểu, điều cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam nằm ở vấn đề quản trị. Để chống sở hữu chéo, thao túng, chi phối trong hệ thống ngân hàng, yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân, tổ chức nào là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng hay được gọi một cách mỹ miều là hệ sinh thái do oing, bà chủ đứng sau các ngân hàng tạo dựng nên.

Do đó luật cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm xác định được cá nhân, tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động của ngân hàng.

Để làm được vấn đề này, đại biểu đề nghị quy định cụ thể hai vấn đề:

Thứ nhất là minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỷ lệ sở hữu; xác định nghĩa vụ công bố thông tin đối với cổ đông (cả tổ chức và cá nhân) và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng trên một mức cụ thể.

Thứ hai là kiểm soát được dòng tiền, nguồn tiền góp vốn thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ma trận sở hữu chéo vẫn là vấn đề nhức nhối nhất

Từ vụ ngân hàng SCB cần kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dai-bieu-quoc-hoi-khong-de-cac-ca-nhan-chi-phoi-ngan-hang-tranh-viec-tuong-tu-scb-212369.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đại biểu Quốc hội: Nếu không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ xảy ra trường hợp như SCB
    POWERED BY ONECMS & INTECH